Cách đặt câu hỏi đúng: Tư duy của người thành công

Cách đặt câu hỏi đúng: Tư duy của người thành công

0
5881
tư duy của người thành công

Bộ não của con người rất kỳ diệu chỉ cần bạn hỏi nó sẽ tìm đáp án trả lời cho bạn chính vì vậy các nhà khoa học khuyên chúng ta nên đặt ra nhiều câu hỏi cho bộ não mỗi ngày. Khi bạn đặt câu hỏi bộ não  sẽ phải hoạt động để tìm đáp án điều này giúp bạn rèn luyện tư duy logic và nâng cao năng suất làm việc của bộ não.. Đối với những người thành công họ cũng áp dụng nguyên lý này tuy nhiên đối với họ đặt nhiều câu hỏi không bằng đặt câu hỏi đúng. Đây chính là tư duy của người thành công.

Đặt những câu hỏi đúng- Tư duy của người thành công nâng cao hiệu suất làm việc của não

Cựu CEO của Google Eric Schmidt từng nói: “Chúng tôi điều hành công ty bằng những câu hỏi chứ không phải câu trả lời”.

Ông tin rằng biết cách đặt những câu hỏi cho chính mình và đồng sự giúp công ty nhìn thẳng vào các vấn đề mắc phải thay vì cố tìm cách lẩn tránh chúng. Từ đó, một công ty có thể vượt qua những khó khăn để tồn tại và phát triển bền vững.

Vậy làm thế nào để đặt câu hỏi đúng? đây là câu hỏi không chỉ của riêng bạn mà là mối quan tâm chung của rất nhiều người.

Theo Gerhard trong một nghiên cứu về tư duy của người thành công và phương pháp để sao chép chúng, ông phát hiện não bộ con người hoạt động như một chiếc kim tự tháp với những niềm tin, khả năng tư duy tồn tại ở 3 cấp độ khắc nhau bao gồm:

Cấp độ 1:  Niềm tin được “cấy” vào

Đây là những niềm tin bạn hấp thu từ môi trường xung quanh, như văn hóa bản địa, những người gần gũi (cha mẹ, người thân…). Một vài trong số những niềm tin này hữu ích và đúng đắn, ngược lại, một số khác có thể gây hại cho bạn.

Cấp độ 2: Niềm tin được ghi dấu lại

Đây là cấp độ cao nhất của những niềm tin được “cấy” vào não. Chúng được tạo ra khi bạn có ấn tượng đặc biệt về một người hướng dẫn hoặc một người thầy giỏi.

Cấp độ 3: Niềm tin từ cảm hứng

Cấp độ cao nhất của mô hình kim tự tháp này là những niềm tin được tạo ra từ nguồn cảm hứng. Những niềm tin này còn mạnh mẽ hơn cả những kinh nghiệm từ môi trường sống hoặc một số bài học từ những người có tác động lớn đến cuộc đời bạn.

Để có tư duy như những người thành công bạn phải hiểu được các cấp độ nhận thức của bộ não và học tập đặt câu hỏi theo 3 cấp độ tư duy trên.

 Dưới đây là một số ví dụ về cách đặt câu hỏi đúng theo 3 cấp độ của bộ não bạn nên áp dụng.

tư duy của người thành công
  • Câu hỏi cho cấp độ tư duy bậc 1

Niềm tin nào từ thời thơ ấu của tôi đã được chứng minh là hữu ích nhất?

Niềm tin nào từ thời thơ ấu đã cản trở sự tiến bộ của tôi nhất?

Giờ đây tôi có thể làm gì để củng cố, tăng cường niềm tin hữu ích nhất?

Giờ đây tôi có thể làm gì để loại bỏ những niềm tin sai lệch?

  • Cấp độ 2

3 quyển sách nào tác động đến tôi nhiều nhất?

3 kinh nghiệm nào đã cho tôi những bài học hữu ích nhất?

Giờ đây tôi có thể làm gì để tăng cường sức ảnh hưởng của những niềm tin đã tiếp thu?

3 người hướng dẫn nào phù hợp nhất (tác giả sách, chuyên gia, nhà tư vấn…) sẽ giúp tôi hoàn thành những mục tiêu hiện tại?

  • Cấp độ 3

Điều gì tôi có thể làm và tin rằng mình không thể thất bại?

Điều gì đang níu giữ, khiến tôi không thể vực dậy và làm theo nguồn cảm hứng của mình?

Những lĩnh vực nào trong cuộc sống cá nhân có thể hướng tôi đến nguồn cảm hứng đó?

Kế hoạch nào giúp tôi hiện thực hóa nguồn cảm hứng đó?

Thay đổi tư duy để thành công đặc biệt là những tư duy lối mòn

Chúng ta rất hay mắc phải sai lầm nguyên nhân chủ yếu là do cách thức tư duy của chúng ta có vấn đề, chính vì thế mà để cải thiện nó chúng ta phải học cách tư duy của người thành công bằng việc đặt câu hỏi đúng. Nhưng đặt câu hỏi đúng là chưa đủ nếu bạn chưa thể thay đổi lối tư duy theo lối mòn.

Hầu hết tất cả mọi người trên thế giới đều có 3 lối mòn tư duy sau:

  • Tư duy vùng an toàn

Biểu hiện của kiểu tư duy này là suy nghĩ “những thứ tốt đẹp đều nằm ngoài tầm với, tôi thì tốt nhất cứ nên bằng lòng với những gì đang có là được rồi.” Tất nhiên, biết hài lòng với thực tại là điều tốt, cho đến khi nó trở thành cái cớ để bạn trì hoãn mọi thứ. Ví dụ, bạn nghĩ trình độ tiếng Anh “lôm côm” như mình thì đời nào có cơ hội được làm trong các tập đoàn nước ngoài, và bạn tự nhốt mình trong công việc nhàm chán, vô vị hiện tại vì những lằn ranh tự tưởng tượng ấy.

  • . Tư duy vòng tròn luẩn quẩn

Biểu hiện của lối tư duy này là mỗi khi gặp vấn đề, “khổ chủ” thường nhốt mình trong sự khó chịu, không tìm cách giải quyết, cũng không muốn bỏ qua. Càng ngày, vấn đề họ gặp phải lại trầm trọng hơn lúc ban đầu, khiến họ cảm thấy cuộc sống của mình dần đi vào bế tắc. Người thành công luôn có suy nghĩ khác chúng ta và tư duy của người thành công không bị gò bó bởi những vấn đề đã xảy ra hay cố chấp tìm câu trả lời cho một vấn đề không có ích.

  • Tư duy sống theo kỳ vọng

“Nạn nhân” của nó mặc định rằng nhiệm vụ của mình là phải sống đúng với kỳ vọng của những người xung quanh (gia đình, người yêu, xã hội,…). Thế là họ trở thành kỹ sư, trong khi thật tâm lại muốn làm…vũ công, hay chấp nhận ở nhà chăm sóc chồng con, dù đã có lúc họ muốn thấy mình tung hoành ở một tập đoàn đa quốc gia, học hỏi từ các đồng nghiệp và đối tác đến từ khắp nơi trên thế giới

Bạn muốn thành công điều đầu tiên chính là phải thay đổi tư duy của mình. Hãy học cách tư duy của người thành công và thay đổi những tư duy lối mòn trên. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho bạn.