Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu

0
874
Brand strategy
Brand strategy

Cuốn sách Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu là cuốn cẩm nang vàng cung cấp cho bạn những kiến thức uyên bác trong việc xây dựng thương hiệu của Aaker. Muốn vượt trội hơn đối thủ và trở thành “THƯƠNG HIỆU VUA” của ngành hàng trong mắt khách hàng hãy đọc sách Brand Strategy Aaker bàn về Thương hiệu của ông. Qua cuốn sách bạn có thể hiểu rõ sự khác biệt của thương hiệu với hệ thống nhận diện thương hiệu. Chức năng và lợi ích mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp.

Brand strategy

Review cuốn sách: Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu

Aaker là người tạo ra Mô hình Aaker, một mô hình tiếp thị xem tài sản thương hiệu là sự kết hợp giữa nhận thức về thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu và các hiệp hội thương hiệu.

Như ông nói : Doanh nghiệp muốn thành công cần có sự bứt phá, tạo ra một sản phẩm tốt hơn bao giờ hết với những đổi mới gia tăng và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ …

Dù doanh nghiệp kinh doanh gì thì quan trọng là phải hiểu được cách thiết lập một tầm nhìn thương hiệu (còn được gọi là nhận diện thương hiệu), thực thi tầm nhìn đó, duy trì thương hiệu vững mạnh trước các đối thủ cạnh tranh khốc liệt và các thị trường năng động, tận dụng sức mạnh thương hiệu và quản lý hiệu quả danh mục thương hiệu để nó mang lại sức mạnh cộng hưởng, sự rõ ràng và tầm ảnh hưởng. 

Thương hiệu là gì?

“Thương hiệu là một tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”. – Hiệp Hội Marketing Mỹ (American Marketing Association).

Hệ thống nhận diện thương hiệu: là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.

Theo đó, có 5 thành phần tạo ra tài sản thương hiệu gồm: Lòng trung thành (Brand loyalty), Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), Chất lượng cảm nhận (Perceived quality), Liên tưởng thương hiệu (Brand associations), và các giá trị tài sản khác (Other proprietary assets).

Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp? 

  • Thương hiệu như lời cam kết giữa doanh nghiệp và Khách hàng

Sứ mệnh doanh nghiệp, tầm nhìn chiến lược, tầm nhìn thương hiệu, các yếu tố cấu thành nên thương hiệu như logo, khẩu hiệu là những cam kết của doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

  • Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường

Mọi doanh nghiệp không thể đảm bảo cam kết rằng sẽ đem đến cho khách hàng của mình hàng hóa dịch vụ, tốt nhất ở mọi nơi, với tất cả các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy tầm nhìn thương hiệu, chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường nhằm mục đích cung cấp những điều tốt nhất thỏa mãn nhu cầu của Khách hàng.

  • Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm

Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa với những thương hiệu khác nhau, quá trình phát triển sản phẩm cũng được khắc sâu hơn trong tâm trí của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu sẽ định hình và rõ nét, thông qua các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòa hơn cho từng loại hàng hóa. 

  • Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp

Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Thương hiệu hiểu gồm một số đối tượng sở hữu công nghiệp. Sau khi nhãn hiệu hàng hóa tên thương mại được nhà nước bảo hộ bằng các quy định của pháp luật. chủ sở hữu hợp pháp của đối tượng này được khai thác mọi lợi ích.

Nội dung cuốn sách mang lại cho bạn?

  • Biến thương hiệu thành “TÀI SẢN” của doanh nghiệp

Tài sản thương hiệu là tài sản vô hình, được xây dựng lâu dài với nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, doanh nghiệp cần hoạch định những mục tiêu rõ ràng và hướng triển khai cụ thể để ngày càng gia tăng giá trị tài sản thương hiệu.

  • Thiết lập và phân bổ ngân sách xây dựng thương hiệu phù hợp với các loại mô hình doanh nghiệp
  • Cách đo lường hiệu quả của chiến lược và sách lược Xây dựng thương hiệu
  • Sáng tạo tầm nhìn thương hiệu – Khách hàng phải thừa nhận rằng bạn đại diện cho một thứ gì đó
  • Đừng bắt chước hãy học hỏi
  • Tạo ra các điểm chạm “đốn tim” khách hàng
  • Đưa ra mô hình Brand Equity – Tài sản thương hiệu

Độc giả review sách Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu

Brand strategy 1

Độc giả nói gì về cuốn sách Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu

Chuyên gia tài chính cá nhân Liz Weston nhận định về cuốn sách: “Cuốn sách đặc biệt hữu ích đối với những người đang có ý định nghỉ hưu sớm hoặc đơn giản hoá cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, những chiến lược tài chính cơ bản như cách để theo dõi thu nhập trong khoảng thời gian bạn đang kiếm được tiền, cũng sẽ hữu ích đối với bất cứ ai muốn quản lý tiền bạc thông minh hơn”.

Độc giả nên đọc sách giấy hay PDF, ebooks?

Độc giả Cao Phượng đã chia sẻ cảm nhận sau khi đọc cuốn sách: “Đọc cuốn sách Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu pdf hay ebooks, sách nói đều khó có thể hiểu hết nội dung cuốn sách, bạn thật sự nên đầu tư mua sách Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu giấy mới có thể nghiên cứu, tìm hiểu tỉ mỉ những nội dung trong cuốn sách. Càng đọc bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thương hiệu và cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Đọc thử sách Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu PDF: Tại đây 

Cuốn sách Brand Strategy: Aaker bàn về Thương hiệu sẽ giúp bạn rút ra kinh nghiệm xây dựng các thương hiệu hàng đầu trong ngành với các thông điệp mạch lạc và xác thực để gắn kết, kết nối với khách hàng của bạn một cách rõ ràng và có chiến lược giúp doanh nghiệp của bạn thành công hơn. Trên đây là những gì mà Blog Bizbooks muốn giới thiệu đến bạn về nội dung cuốn sách Brand Experience, mong rằng sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về thương hiệu.

Tham khảo thêm nhiều cuốn sách khác tại Review sách:

>> Brand Experience 12,5 Nguyên tắc gắn kết khách hàng với thương hiệu

>> Những cuốn sách quản trị thương hiệu không thể bỏ qua 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here