Những Điều Nên Và Không Nên Làm Trước Khi Nghỉ Việc

0
1158
Những Điều Nên Và Không Nên Làm Trước Khi Nghỉ Việc
Những Điều Nên Và Không Nên Làm Trước Khi Nghỉ Việc

Có thật là nghỉ việc sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn bất cứ điều gì khác không? Nếu câu trả lời là có, thì có lẽ đúng là lúc để nghỉ việc rồi đấy. Dưới đây là cách giúp cho quá trình chuyển tiếp này trơn tru nhất có thể.

Trước khi xin nghỉ, liệu bạn có thể giải quyết được vấn đề không?

Hãy nhớ lại ban đầu tại sao bạn lại chọn công việc này? Bạn cần nguồn thu nhập, đúng thế, nhưng tôi cá là còn nhiều lý do hơn thế nữa. Phải chăng công việc này thuộc vào lĩnh vực bạn đam mê, hay nó đòi hỏi những kĩ năng bạn rất rất tốt. Hay có lẽ là vì bạn thực sự thấy thích các đồng nghiệp, cấp trên hoặc khách hàng, hoặc chỉ là bạn rất thích các buổi tụ tập ăn trưa tán phét. Nếu bạn nghỉ việc, bạn sẽ bỏ lại tất cả những điều này, cả tốt lẫn xấu. Vì thế, bạn nên dành thời gian để xem xét xem bạn có thể dàn xếp ổn thỏa những vấn đề khúc mắc và không vừa ý trước khi đưa ra quyết định cuối cùng hay không.

Nếu công việc của bạn ảnh hưởng đến trách nhiệm đối với gia đình, hoặc là việc đi làm xa tốn quá nhiều năng lượng và thời gian của bạn, hãy thử các cách khác để có thể tiếp tục công việc như: linh hoạt thời gian, chia sẻ việc với người khác, hoặc làm việc từ xa.

Nếu bạn không thể hòa hợp với đồng nghiệp hay cấp trên của mình, hãy thử tìm xem có cách nào để cải thiện hoặc tránh các mối quan hệ này không bằng việc xin chuyển công tác, hoặc dàn xếp với bên kia.

Nếu bản đánh giá năng lực của bạn không được tốt lắm, thì hãy tạm thời dẹp cái tôi của bạn qua một bên, và tự hỏi chính bạn một cách thành thật xem liệu bản đánh giá đó đúng hay sai. Nếu nó đúng, hãy cố gắng hết sức để cải thiện những phần bạn cần phải cải thiện. Nếu nó sai, hãy thử nói chuyện với người đánh giá và tìm cách cắt nghĩa bất cứ hiểu lầm nào có thể đã xảy ra.

Nếu bạn không thích những chính sách mới vừa được công bố và thực hiện, đầu tiên hãy quyết định xem liệu có phải chính thói ù lì, ngại thay đổi của bạn là nguyên nhân của sự không hài lòng này. Nếu bạn thực sự nghĩ những chính sách này có thể ảnh hưởng xấu đến công ty, hãy soạn ra một lí giải rõ ràng, vài giải pháp cụ thể, và đề xuất điều này với những người có trách nhiệm.

Cuối cùng, nếu bạn đã thử hết mọi điều có thể mà vẫn không thể tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm, hãy tự hỏi mình lần nữa: lệu từ bỏ công việc hiện tại có làm bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn bất cứ điều gì khác không? Nếu câu trả lời là có thì đây có lẽ là lúc thích hợp để tìm một công việc mới.

Hãy thông báo trước khi bạn chuyển sang công việc mới

Đừng: nghỉ việc mà không báo trước, trừ phi: bạn là nạn nhân của quấy rối tình dục hoặc lạm dụng về thân thể, bạn bị suy nhược vì chứng mất ngủ do stress, đau đầu, đau lưng, … bạn không được trả lương đúng hạn, môi trường làm việc không được bảo đảm an toàn, hoặc bị đòi hỏi làm một công việc trái với đạo đức hay pháp luật.

Nên: Cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt cho nhân sự nếu bạn muốn nghỉ việc và trường hợp này thì không quá cấp bách. Thường thì tiêu chuẩn là hai tuần, nhưng bạn nên tìm hiểu về chính sách riêng của mỗi công ty.

Đừng: Ba hoa với bất cứ ai rằng bạn đã quyết định nghỉ việc trước khi bạn có quyết định thôi việc chính thức được ký cũng như ngày bắt đầu công việc mới. Nếu may mắn, bạn sẽ trông như một tên ngốc nếu bạn không có được công việc mới. Tệ hơn, bạn có thể khiến cấp trên muốn đuổi việc bạn trước khi bạn có cơ hội xin thôi việc.

Nên: Nói với cấp trên của bạn trước khi thông báo với đồng nghiệp.

Tỏ ra chuyên nghiệp

Đừng: Tự cắt đứt mọi quan hệ của mình bằng các hành động tiêu cực. Người ngoài nhìn vào sẽ không thấy lỗi nằm ở công ty, mà ngược lại, về phía bạn. Dù nghe có vẻ hấp dẫn thật đấy, nhưng nói xấu cấp trên qua các mạng xã hội, trong phòng ăn trưa, tìm cách phá hoại công ty, ăn cắp khách hàng và thông tin tuyệt mật, xổ một tràng trong thư xin thôi việc, xóa các file quan trọng hoặc bất cứ hành động thiếu chuyên nghiệp nào khác sẽ chỉ ảnh hưởng xấu đến bạn. Tại sao nhà tuyển dụng khác lại muốn thuê bạn vào làm nếu họ nghi ngờ bạn có thể nói vào nói ra về họ trên Facebook, hoặc ăn cắp những sản phẩm từ nhà máy? Danh tiếng của bạn là điều quý nhất, cần được bảo vệ.

Nên: Tập trung vào những trải nghiệm tốt đẹp với công ty. Chỉ nghĩ và nói về các đồng nghiệp, khách hàng tốt mà bạn ưa thích. Điều này có thể gúp bạn tìm công việc mới tốt hơn.

Đừng: Tạo sự phẫn nộ từ phía đồng nghiệp hay cấp trên khi bạn “luộc” đồ hoặc biển thủ đồ công ty.

Nên: Cư xử đàng hoàng với người sẽ thay thế bạn. Dù sao họ cũng sắp tiếp tục những gì bạn đang bỏ dở! Hãy sắp xếp cẩn thận những file tài liệu giấy và bản điện tử để người khác có thể tìm thấy chúng dễ dàng. Hãy dọn dẹp máy tính, chú ý đến in nhắn email và điện thoại: ai sẽ là người giải quyết chúng sau khi bạn đi?

Đừng: Chỉ xuất hiện để qua thời gian. Cấp trên và đồng nghệp của bạn sẽ vẫn nhớ những ngày bạn đi làm trễ và về sớm, kéo dài giờ nghỉ trưa và những cư xử tệ khác.

Nên: Tận dụng tối đa cơ hội này. Nhà tuyển dụng bạn sẽ theo dõi bạn như diều hâu trong thời gian những ngày cuối cùng này; và trong đời bạn liệu có bao nhiêu lần bạn nhận được sự chú ý đến thế? Hãy làm cho “màn trình diễn” cuối cùng này thật tốt đến nhiều năm nữa người ta vẫn phải nhớ.

Phỏng vấn thôi việc

Nên: Giải thích sơ lý do bạn xin nghỉ việc. Chỉ nói là bạn đã nhận được một công việc mới phù hợp hơn với mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng đủ.

Đừng: Nói quá nhiều về công việc mới của bạn hoặc quyết định tại sao nghỉ việc của bạn. Bạn càng nói ít thì những điều bạn nói càng ít có cơ hội bị sử dụng để chống lại bạn.

Nên: Cân nhắc việc nhận được một lời đề nghị mời ở lại, và hãy khéo léo nếu bạn từ chối.

Đừng: Quên mất tại sao bạn quyết định nghỉ việc. Rất nhiều người trong số họ chấp nhận đề nghị ở lại rồi tiếp tục gửi thư xin thôi việc sau một năm tiếp theo.

Thời gian chuyển tiếp

Đừng: Nhận viết lại cả quyển sách hướng dẫn, nhận một dự án mới, hay trở thành một nguồn lợi không công cho chủ cũ của bạn. Bạn sắp sửa đối mặt với một bước ngoặt trong sự nghiệp, và cần năng lượng để làm điều đó. Hai hoặc ba cuộc điện thoại hoặc email là đủ để giúp chủ cũ hoặc người thay thế của bạn giải quyết ổn thỏa việc chuyển tiếp. Nếu bạn nghĩ chủ cũ sẽ không để bạn đi, hãy thử kéo dài thời gian hồi đáp các thư của họ, để buộc họ hoặc phải chờ bạn, hoặc là tự tìm lấy giải pháp. Hoặc, thay vào đó, bạn có thể làm việc như một cố vấn chẳng hạn.

Nên: Cố hết sức để đảm bảo mọi người đều có thể tiếp tục ổn thỏa sau khi bạn đi. Hãy cho chủ cũ và người mới thay thế bạn biết họ có thể liên lạc – nếu hợp lý – về những vấn đề khúc mắc còn tồn tại. Hãy đưa ra đánh giá trong sổ tay người tuyển dụng của bạn; chấp nhận dành thời gian để giúp công ty tìm và huấn luyện nhân viên mới thay thế ngay khi bạn còn đang tại vị; tuân thủ mọi cam kết đã được ký; trả lời các câu hỏi và góp ý cho cấp dưới; và hãy nhớ thông báo cho những đồng nghiệp của mình trước khi nghỉ.

Chúc bạn may mắn với việc chuyển chỗ làm và có được công việc mới như mơ ước!

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here