Tầm quan trọng của thái độ làm việc trong sự nghiệp của bạn

Tầm quan trọng của thái độ làm việc trong sự nghiệp của bạn

0
10817
Thái độ làm việc
Thái độ làm việc

Bạn đang trên con đường phát triển sự nghiệp với những mục đích lớn, thì nhất định phải tạo lập được thái độ làm việc chuyên nghiệp ngay từ ban đầu. Bởi chính thái độ làm việc sẽ quyết định đến 70% kết quả thành công của bạn sau này

Thái độ làm việc chiếm đến 70% sự thành công
Thái độ làm việc chiếm đến 70% sự thành công

Thái độ làm việc chuyên nghiệp bạn có thể học được từ các trường lớp hay trong chính môi trường trong công ty của mình. Nhưng nhất định bạn phải tạo cho mình một thái độ chuyên nghiệp, tích cực và trách nhiệm. Bởi mỗi một công việc bạn làm có ảnh hưởng tới rất nhiều những đồng nghiệp, đến công ty mà bạn đang đóng góp. Vậy nên, trong quá trình bạn phát triển sự nghiệp thì nhất định không được bỏ qua ý thức làm việc hiệu quả.

Nhận lại kết quả cho việc làm này, bạn sẽ có được sự trọng dụng, tin tưởng không chỉ từ cấp trên mà ngay cả với chính đồng nghiệp của mình. Hơn thế, bạn có thể nổi bật nhất trong phòng, ban,… mà mình đang làm việc. Nó sẽ một phần giúp người khác đánh giá về cách bạn làm việc có chuyên nghiệp hay không, có thể phát triển tốt hơn nữa không.

Trong một số những nghiên cứu thì thái độ đối với công việc của bạn sẽ có thể biến được những tình huống xấu nhất thành cơ hội để phát triển. Mà người đo lường thái độ làm việc của bạn lại chính là những người ở xung quanh môi trường làm việc đó.

Thái độ làm việc là gì?

Thái độ làm việc quan trọng hơn cả trình độ bạn có
Thái độ làm việc quan trọng hơn cả trình độ bạn có

Nếu xét về mặt thái độ thì Allport cho rằng: “Thái độ chính là trạng thái luôn sẵn sàng về mặt tinh thần. Và thần kinh được tổ chức thông qua các kinh nghiệm. Nó có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà nó có quan hệ”.

Vậy thái độ làm việc cũng là phần mở rộng được suy ra từ những nhận định về thái độ. Chỉ có điều thái độ bao quát hơn thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của chủ thể đó. Và nó luôn mang hai chiều hướng khác nhau: tích cực và tiêu cực.

Ví dụ về thái độ làm việc tích cực: cô ấy, anh ấy luôn hoàn thành tốt mọi việc trong công việc, có sự giúp đỡ đối với đồng nghiệp và không ngừng học tập để nâng cao hơn kiến thức cần có. Mặt khác, những người này thường có sự hòa đồng, tôn trọng những người lớn tuổi hơn, cấp trên và ngay chính với những đồng nghiệp ít tuổi hơn mình.

Còn thái độ làm việc tiêu cực sẽ có biểu hiện như: trong suy nghĩ và hành động khi làm việc một cách nhàm chán, có thái độ dè bỉu hoặc không tôn trọng đối với mọi người, thái độ không hề hợp tác với công việc,… Và đặc biệt là không có sự hợp tác và trách nhiệm về những việc mình đảm nhiệm. Bởi vậy mà khi so sánh và đánh giá nhân viên trong cùng một công ty, người ta sẽ xét đến thái độ làm việc ngay đầu tiên.

  • Tầm quan trọng của thái độ làm việc chuyên nghiệp mà ai cũng nên biết

Khi một nhân viên mới bắt đầu đi làm sẽ chưa thể hiểu được tầm quan trọng của thái độ làm việc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mình sau này. Vậy nên, dù bạn có mới bắt đầu hay đang có hướng chưa tích cực trong công việc thì nên thay đổi thái độ làm việc.

Nếu như bạn giữ được thái độ làm việc tích cực trong công việc thì điều mà bạn nhận lại đó chính là sự thành công trên chính con đường sự nghiệp của mình. Đơn giản, bạn có thể nhìn vào những nhân viên có thái độ tích cực thì họ chẳng ngại sáng tạo, hoàn thiện bản thân mình hơn và chẳng bao giờ than phiền về công việc.

Vậy, những nhân viên như vậy có đáng nhận được sự tin tưởng của cấp trên? Khi đó sự nghiệp của nhân viên đó sẽ là một chặng đường khá bằng phẳng. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được khả năng được đề cử và những vị trí lãnh đạo cao ở trong công ty. Bởi bạn luôn cầu thị, luôn tích cực và biến mình thành điển hình của sự nghiêm túc. Khi đó bạn sẽ nhận về được những thành quả xứng đáng với những gì mà mình đã bỏ ra.

Ưu điểm nữa của thái độ làm việc tích cực giúp bạn làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Ví dụ ở trong một tập thể những người luôn có thái độ làm việc có trách nhiệm sẽ phần nào thúc đẩy tiến độ công việc của nhóm nhanh hơn rất nhiều. Và xây dựng được đội ngũ làm việc hiệu quả bằng những ý kiến xây dựng có sự sáng tạo không ngừng trong đó.

  • Vậy, làm thế nào để có thể luôn giữ được thái độ làm việc tốt nhất

Hiểu được tầm quan trọng của thái độ làm việc chuyên nghiệp
Hiểu được tầm quan trọng của thái độ làm việc chuyên nghiệp

Ở thực tế thì không phải ở trong bất cứ tình huống nào bạn cũng sẽ giữ được một thái độ bình tĩnh và tích cực cả. Nhất là đối với những vấn đề lớn cần phải đưa ra phương hướng giải quyết. Hoặc ngay trong những trường hợp đặc biệt khi bạn gặp phải những vị khách hàng khó tính, cấp trên có kết luận về công việc của bạn chưa thật công bằng, đồng nghiệp của bạn đưa ra những thông tin không đúng về bạn,… Đối với những trường hợp như vậy thì bạn nên chú ý đến những cách xử lý dưới đây:

Thứ nhất, luôn nở nụ cười

Nếu như bạn thật sự gặp những tình huống khó xử trong công việc thì cách xử lý thông minh để mọi người có thể đánh giá thái độ làm việc của bạn đó chính là luôn nở một nụ cười trước đó. Một nụ cười chỉ phải mất vài giây nhưng nó thể hiện cách xử lý chuyên nghiệp của bạn. Một phần nó cũng có thể làm giảm đi cảm giác căng thẳng của chính chủ thể mà bạn đang cần ứng phó. Dù trong lòng có thật sự khó chịu đi chăng nữa, thì hãy nên chú ý đến cách xử lý khá khôn khéo này.

Thứ hai, suy nghĩ hướng giải quyết

Hãy luôn suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết
Hãy luôn suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết

Nếu bạn đã làm được bước đầu tiên để có thể làm dịu đi những căng thẳng ban đầu. Thì việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó chính là suy nghĩ đến hướng giải quyết phù hợp. Bởi trước khi bạn thực sự muốn đầu hàng hoặc muốn tìm người chịu trách nhiệm thay mình thì hãy thử một lần tập trung để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhất. Nó sẽ giúp cho bạn có được những ý tưởng mới, sáng tạo và chính bạn cũng sẽ bất ngờ về khả năng xử lý của mình.

Thứ ba, hãy thể hiện hai yếu tố trên một cách thật chuyên nghiệp

Cho dù công việc của bạn có thực sự rắc rối, những vấn đề mà bạn gặp phải có làm cho bạn cảm thấy chán nản. Thì ngay lúc đó bạn phải vực lại tinh thần và kìm nén lại những cảm xúc của cá nhân. Nó không phải là giả tạo mà đó là thái độ chuyên nghiệp của bạn trong công việc. Bạn nên hiểu, dù mình có vui hay buồn vào hôm có sự rắc rối đó thì cũng không ai quan tâm đến cảm xúc của bạn. Chỉ có bạn mới là người quyết định mình nên giải quyết như thế nào. Cần phải làm gì với những vấn đề đó. Vậy nên, hãy thật chuyên nghiệp, sáng tạo kết hợp hai hướng giải quyết ở bên trên để có thể gỡ nút thắt đó.

Thứ tư, học hỏi thái độ làm việc của người Nhật

Nói đến thái độ của người Nhật thì chắc hẳn không còn xa lạ với những dẫn chứng, bài học cho người Việt Nam. Nhật Bản họ luôn tạo dựng một xã hội có sự gắn kết mạnh, không thể thấy họ nói “Tôi” mà họ sẽ nói là “Chúng tôi”. Và mọi quyết định quan trọng nếu muốn thông qua thì cần sự nhất trí của mọi người.

Đây cũng chính là một thái độ làm việc chuyên nghiệp, đẩy mạnh sự đoàn kết. Hơn thế, người Nhật họ luôn hạn chế được tối đa những tình huống phải đối đầu trực tiếp. Vì họ hiểu cách làm như vậy sẽ đem đến những tình huống xấu nhất cho cả hai bên. Và bạn sẽ thấy trong công việc khi được giao phó họ sẽ không bao giờ nói “không”. Từ lời nói đến những phép tắc họ tạo dựng đều trên nguyên tắc nhất định, không gây hiềm khích với một ai cả. Tất cả đều vì công việc chung của đoàn thể. Họ không đi thẳng vào những vấn đề trực tiếp mà thay vào đó sẽ đưa ra những gợi ý và nhẹ nhàng khi hỏi, đặt vấn đề. Nhưng cả khi họ có nói rõ ràng cũng không khiến người khác tức giận.

Cung cách làm việc của người Nhật
Cung cách làm việc của người Nhật

Một điều nữa mà chúng ta cần học hỏi thái độ làm việc của người Nhật đó chính là quy tắc đúng giờ. Ở xứ sở “hoa anh đào” rất coi trọng thể diện. Và khái niệm thể diện của họ sẽ tượng trưng cho niềm tự hào cá nhân, là danh tiếng và cả địa vị trong xã hội. Bởi vậy mà dù chỉ một hành động nhỏ, họ cũng rất chú trọng. Đặc biệt là vấn đề thời gian và trễ giờ. Việc mà họ cảm thấy một nhân viên không có tính chuyên nghiệp đó là hành động đi trễ quá lâu so với giờ của công ty cho phép. Và những nhân viên thường xuyên bị muộn giờ trong một tháng đó sẽ bị đánh giá về tác phong làm việc không có sự chuyên nghiệp. Và mãi sẽ không thể phát triển đến những thứ hạng cao ở trong công ty đó. Nói như vậy, không có nghĩa chúng ta không có những đức tính đó mà chỉ là chưa thực nghiêm túc khi thực hiện.

Một lần nữa, mỗi người khi thực sự muốn mình có được sự thành công trong công việc thì bạn cần giữ được thái độ làm việc một cách chuyên nghiệp. Đừng bao giờ có suy nghĩ không ai để ý đến mình, đến thái độ làm việc của mình mà không có sự thay đổi hoặc cố gắng. Bởi nó chính là thước đo chuẩn mực nhất đánh giá bạn có nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp trên của mình hay không.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here