Thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)?

Thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)?

0
2632
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu, song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Do vậy, ngay từ thời điểm này chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong thời bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó:

– Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng;

– Trách nhiệm về bảo vệ môi trường;

– Trách nhiệm với người lao động

– Trách nhiệm chung với cộng đồng.

Như vậy, nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ  đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường .

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thực trạng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ và hạn chế. Nhiều doanh  nghiệp Việt Nam vẫn coi nhẹ trách nhiệm xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu hành lang pháp lý, chưa có luật hay quy định pháp lý cần phải thực hiện mà chỉ có các doanh nghiệp lớn, có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên họ buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì do thiếu ràng buộc về pháp lý, nên đa số các doanh nghiệp không thực hiện. Trong khi đó có tới 95% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mặt khác, sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Thực tế có nhiều doanh nghiệp cho rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội chỉ là tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Hầu hết các Doanh nghiệp đều cho rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho.

Làm thế nào để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

  1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp mà đứng đầu là các cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong việc sản xuất và bảo vệ môi trường
  2. Không ngừng hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung những quy định, chế tài về bảo về môi trường và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo về môi trường.
  3. Cần phải có chiến lược về trách nhiệm xã hội của công ty. Hoạch định chiến lược, đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  4. Áp dụng các giải pháp về kỹ thuật – công nghệ để hạ thấp và loại trừ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình khép kín.

Hãy xem trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như là lợi ích của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quí giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội, giảm thiêu rủi ro trong kinh doanh và nâng tầm cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tất cả yếu tố này nhằm đảm bảo phát triển kinh doanh một cách bền vững và lâu dài.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here