David Aaker: làm sao để giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn?

David Aaker: làm sao để giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn?

0
1965
nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là bao gồm tất cả các ấn phẩm mà thương hiệu sử dụng để tiếp cận và giới thiệu tới khách hàng như: thiết kế logo công ty, câu khẩu hiệu hay slogan của công ty, danh thiếp, phong bì thư, tiêu đề thư, biển bảng quảng cáo, nhãn mác bao bì, tờ rơi, tờ gấp, profile, brochure, catalogue…nói 1 cách đơn giản thì hệ thống nhận diện thương hiệu là bao gồm tất cả những gì mà khách hàng có thể nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu đó trên thị trường

Thương hiệu là gì –  Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Hiệp Hội Marketing Mỹ (American Marketing Association) đưa ra định nghĩa về thương hiệu như sau:

“Thương hiệu là một tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Hệ thống nhận diện thương hiệu: là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.

Như vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu gồm có: Logo, Hình ảnh, Chữ viết, Màu sắc,… để tạo cho thương hiệu đó sự khác biệt và nổi bật so với các thương hiệu khác.

Nếu coi thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, thì bộ nhận diện thương hiệu là giá trị hữu hình để nâng cao giá trị tài sản vô hình đó. Tuy được coi là một trong những tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng thương hiệu lại mang lại những lợi ích không hề nhỏ. Để làm được điều đó thương hiệu có những chức năng khác biệt sau:

Lợi ích của thương hiệu với doanh nghiệp

  • Thương hiệu như lời cam kết giữa doanh nghiệp và Khách hàng

Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp thông qua rất nhiều yếu tố như thuộc tính hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí Khách hàng.

Sứ mệnh doanh nghiệp, tầm nhìn chiến lược, tầm nhìn thương hiệu, các yếu tố cấu thành nên thương hiệu như logo, khẩu hiệu là những cam kết của doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

nhận diện thương hiệu
  •     Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường

Trong kinh doanh các công ty luôn đưa ra một tổ hợp các thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi trội của hàng hóa, dịch vụ sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể. Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường.

Mọi doanh nghiệp không thể đảm bảo cam kết rằng sẽ đem đến cho khách hàng của mình hàng hóa dịch vụ, tốt nhất ở mọi nơi, với tất cả các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy tầm nhìn thương hiệu, chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường nhằm mục đích cung cấp những điều tốt nhất thỏa mãn nhu cầu của Khách hàng.

  •     Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm

Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại hàng hóa với những thương hiệu khác nhau, quá trình phát triển sản phẩm cũng được khắc sâu hơn trong tâm trí của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu sẽ định hình và rõ nét, thông qua các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòa hơn cho từng loại hàng hóa. Thông thường mỗi chủng loại hàng hóa sẽ tạo ra sự khác biệt cơ bản về công dụng và tính năng chủ yếu của chúng thường mang những thương hiệu nhất định phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế thương hiệu tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy trong quá trình phát triển của một hoặc một dòng sản phẩm.

nhận diện thương hiệu
  •   Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp

Thương hiệu mang lại những nổi bật nhất định cho doanh nghiệp, đó là khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và yên tâm sử dụng sản phẩm thu hút được khách hàng bởi lẽ nhãn hiệu hàng hóa cũng như tên giao dịch của doanh nghiệp, người ta biết đến trước bởi nó gắn với sản phẩm dịch vụ, muốn có được uy tín vững chắc doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng giữ đống đều chất lượng đó, điều đó làm cho khách hàng yên tâm hơn và tin tưởng khi sử dụng hàng hóa từ đó dễ thu hút thêm khách hàng.

Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Thương hiệu hiểu gồm một số đối tượng sở hữu công nghiệp. Sau khi nhãn hiệu hàng hóa tên thương mại được nhà nước bảo hộ bằng các quy định của pháp luật. chủ sở hữu hợp pháp của đối tượng này được khai thác mọi lợi ích.

  •    Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Aaker là phó chủ tịch của Prophet , một nhà tư vấn tiếp thị có trụ sở tại San Francisco và Giáo sư danh dự về chiến lược tiếp thị tại Trường kinh doanh Haas của UC Berkeley- Một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về xây dựng thương hiệu và là người giành được ba giải thưởng cho những đóng góp trọn đời cho khoa học tiếp thị, Aaker đã xuất bản hơn 100 bài báo và mười bốn cuốn sách. Dựa trên nghiên cứu của Aaker sẽ xác định thương hiệu như sau:

Aaker là người tạo ra Mô hình Aaker, một mô hình tiếp thị xem tài sản thương hiệu là sự kết hợp giữa nhận thức về thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu và các hiệp hội thương hiệu.

Như ông nói : Doanh nghiệp muốn thành công cần có sự bứt phá, tạo ra một sản phẩm tốt hơn bao giờ hết với những đổi mới gia tăng và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ …

Để xác định thương hiệu, Aaker tóm tắt tài sản thương hiệu thành ba chiều:

Đầu tiên là sự rõ ràng và đáng tin cậy..

Thứ hai là các hiệp hội thương hiệu, bao gồm không chỉ lợi ích mà cả giá trị tổ chức (đặc biệt quan trọng đối với bối cảnh dịch vụ và B2B), tính cách thương hiệu, lợi ích tự thể hiện và hơn thế nữa.

Thứ ba là lòng trung thành với thương hiệu.

Theo Aaker: “Khi tôi viết Manage Brand Equity vào năm 1991, tài sản thương hiệu dựa trên nhận thức và hình ảnh, nhưng tôi cảm thấy rằng cơ sở khách hàng trung thành là trung tâm của sức mạnh thương hiệu. Thêm lòng trung thành thay đổi chất lượng thương hiệu bởi vì nó cung cấp một cái nhìn dài hạn, tài sản về tài sản thương hiệu và thay đổi đáng kể cách các thương hiệu được nhận thức, quản lý và đo lường.”

Qua bài viết này tôi hy vọng các bạn có thể hiểu rõ sự khác biệt của thương hiệu với hệ thống nhận diện thương hiệu. Chức năng và lợi ích mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp. Từ đó rút ra kinh nghiệm xây dựng các thương hiệu hàng đầu trong ngành với các thông điệp mạch lạc và xác thực để gắn kết, kết nối với khách hàng của bạn một cách rõ ràng và có chiến lược.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here