4 loại thuế cần nộp người kinh doanh nhất định phải biết để tránh những vi phạm không đáng có

0
1620
Bizbooks 4 loai thue can nop 1
4 loại thuế cần nộp người kinh doanh nhất định phải biết để tránh những vi phạm không đáng có

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp cần nắm rõ các loại thuế cần nộp để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để tránh những vi phạm không đáng có.

Sau khi đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nắm rõ về các loại thuế sẽ giúp ích cho doanh nghiệp, tránh việc vi phạm không đáng có. Bài viết sau sẽ giải thích lý do tại sao cần nộp thuế và cung cấp thông tin chi tiết về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động.

Đối tượng mà bài viết đề cập:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Kinh doanh trong các ngành nghề thông thường như: thương mại, dịch vụ, sản xuất.

 Tại sao doanh nghiệp phải nộp thuế?

Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. Việc nộp thuế của các doanh nghiệp góp phần vào nguồn thu ngân sách nhà nước, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội, kinh tế. Vậy nên, khi đi vào hoạt động, các doanh nghiệp cần nắm rõ các loại thuế cần nộp để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để tránh những vi phạm không đáng có.

Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp

Thuế môn bài

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, mức thuế môn bài được áp dụng từ ngày 01/01/2017 sẽ được quy định cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ: trên 10 tỷ đồng: thuế môn bài phải nộp là: 3.000.000đồng/năm
  • Vốn điều lệ: từ 10 tỷ trở xuống: thuế môn bài phải nộp là: 2.000.000đồng/năm
  • Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: thuế môn bài phải nộp là: 1.000.000 đồng/năm

Căn cứ pháp luật: Khoản 1 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016

Nếu doanh nghiệp được thành lập vào thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/06 của năm dương lịch thì nộp đủ 100% thuế môn bài được quy định bên trên. Nếu được thành lập từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm dương lịch thì nộp 50% thuế môn bài theo quy định

Căn cứ pháp luật: Khoản 3 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016

Đến các năm tiếp theo, thuế môn bài phải nộp là 100% theo quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN)

Tùy từng trường hợp cụ thể mà thuế suất thuế TNDN sẽ khác nhau. Nhưng trong bài viết này chỉ đề cập đến mức thuế suất 20% dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong các ngành kinh doanh thông thường.

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20% (Thuế suất thuế TNDN)

Nếu doanh nghiệp của bạn có trích lập quỹ khoa học và công nghệ thì cách tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x 20%

Trong đó, các xác định Thu nhập tính thuế sẽ được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

Và Thu nhập chịu thuế sẽ được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Bizbooks 4 loai thue can nop
4 loại thuế cần nộp người kinh doanh nhất định phải biết để tránh những vi phạm không đáng có
  1. Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT)

Vào thời điểm tháng 10/2018, các doanh nghiệp đăng kí thành lập mới đa số áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo khấu trừ. Cho nên ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến phương thức tính thuế GTGT theo phương pháp này.

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – (Thuế GTGT đầu vào + Thuế GTGT còn được khấu trừ ở kỳ trước chuyển sang)

Trong đó, thuế GTGT đầu ra là số tiền thuế được ghi trên hóa đơn GTGT mà doanh nghiệp của bạn xuất cho khách hàng/đối tác.

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ

  1. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp của bạn đã chi trả phần thu nhập này thì phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi thực hiện chi trả. Nói theo cách dễ hiểu hơn, người lao động đang nhận lương, hoa hồng,… từ công ty của bạn, bạn phải khấu trừ thuế TNCN (nếu thu nhập của người lao động thuộc trường hợp phải tính thuế TNCN) trước khi chi trả phần tiền lương, hoa hồng này cho người lao động. Và doanh nghiệp bạn bắt buộc phải kê khai và nộp số tiền thuế TNCN (đã khấu trừ vào lương của người lao động) vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động thực tế của công ty bạn, còn phát sinh một số loại thuế sau:

  • Thuế tài nguyên
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thuế suất ưu đãi
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt
  • Thuế suất thông thường
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
  • Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN)

Qua những thông trên, Bizbooks hi vọng bạn đã nắm rõ về 4 loại thuế cần nộp để tránh những vi phạm không đáng có gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp!

Chúc bạn sức khỏe và quý công ty ngày càng phát triển hơn nữa!

Nguồn: Bizbooks tổng hợp!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here