Bài học lãnh đạo vượt thời gian từ chuyến tàu Apolo 11 lần đầu lên mặt trăng

0
1339
Bài học lãnh đạo vượt thời gian từ chuyến tàu Apolo 11 lần đầu lên mặt trăng
Bài học lãnh đạo vượt thời gian từ chuyến tàu Apolo 11 lần đầu lên mặt trăng

Không chỉ đánh dấu mốc chói lọi trong hành trình chinh phục vũ trụ của nhân loại, chuyến tàu Apollo 11 còn để lại những bài học về lãnh đạo ý nghĩa và đầy sức thuyết phục. Sau 50 năm, các bài học đó vẫn còn nguyên giá trị.

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi chuyến du hành đầu tiên đặt chân lên mặt trăng (tháng 7/1969) được thực hiện, tàu vũ trụ Apolo 11 đã đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại.

Nhưng bên cạnh những thành tựu về khoa học kỹ thuật, câu chuyện của con tàu Apolo 11 này còn để lại những bài học quan trọng về khả năng lãnh đạo mà đến hiện giờ vẫn còn nguyên giá trị. Đây là những bài học lãnh đạo vượt qua thời gian và các hoàn cảnh, sẽ khiến các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp phải xem xét lại.

Bài học số 1: Tầm nhìn có thể trở thành sự thật

Năm 1962, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ John F.Kennedy đã đọc bài diễn văn nổi tiếng “Address at Rice University on the Nation’s Space Effort“, hay được biết đến nhiều hơn dưới tên gọi đơn giản “We choose to go to the moon” (Chúng ta lựa chọn đi tới Mặt trăng). Bài phát biểu đáng nhớ đã đặt ra tầm nhìn của Apollo cũng là nguồn lực trách nhiệm truyền cảm hứng không nhỏ cho các nhà du hành vũ trụ. Tầm nhìn ấy đã được thực hiện chỉ sau đó vài năm.

Bài học số 2: Vấn đề làm việc nhóm

Ba phi hành gia Apollo 11 không phải là bạn thân. Họ có những tính cách khác nhau. Armstrong sống thiên về cảm xúc. Aldrin có tính cách khá gay gắt. Collins thì vô tư, vô lo. Nhưng họ kết nối, hợp tác với nhau thành công trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Đối với các nhà lãnh đạo, không cần phải là bạn bè thân thiện với cấp dưới để đạt hiệu quả. Tuy nhiên, họ cần phải chấp nhận và tôn trọng đồng nghiệp, cấp dưới của mình và những đóng góp mà họ trao đi.

Bài học số 3: Tin tưởng

Các phi hành gia đã rất tin tưởng vào hệ thống thiết bị của mình bất chấp các rủi ro có thể xảy ra: tên lửa đẩy Saturn V, động cơ LM… Ngay cả khi tiêu chuẩn độ tin cậy của NASA trên thế giới là 99,9%, nhưng sai sót vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, họ đã tiến lên phía trước với niềm tin vào năng lực kỹ thuật và những nỗ lực để loại bỏ rủi ro. Khi các nhà lãnh đạo có thể đưa ra được sự cam kết về chất lượng quản lý, sự an toàn và cả rủi ro, các cộng sự của họ có thể thực hiện được ngay cả những sản phẩm khó khăn nhất.

Apollo photo 10
Khi các nhà lãnh đạo có thể đưa ra được sự cam kết về chất lượng quản lý, sự an toàn và cả rủi ro, các cộng sự của họ có thể thực hiện được ngay cả những sản phẩm khó khăn nhất.

Bài học số 4: Mệnh lệnh quyết định

Armstrong đã quyết định hạ cánh động cơ… bằng tay, khi chỉ còn 16 giây nhiên liệu. Đầu hàng không phải là một lựa chọn. Giống như tất cả các nhà lãnh đạo giỏi, Armstrong đã chịu trách nhiệm trước hoàn cảnh khó khăn. Anh nắm rõ địa hình, nắm rõ thiết bị của mình. Anh biết mình sẽ hoàn thành công việc. Các quyết định cuối cùng rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo phải chuẩn bị sẵn sàng để để đưa ra những quyết định khó khăn nhất trong những hoàn cảnh không hề dễ dàng.

Bài học số 5: Học hỏi từ những sai lầm

Thành công lớn của Apollo 11 phần lớn nhờ vào thất bại thảm hại của Apollo 1. Thảm họa đó đã buộc NASA phải đối mặt với việc chấp nhận các rủi ro và cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của mình. Những bài học tuyệt vời có thể học được từ thất bại cũng như thành công; từ việc chấp nhận trách nhiệm và tiến lên. Ngay cả ở quy mô lớn nhất có thể, các nhà lãnh đạo vẫn cần không bao giờ ngừng học hỏi từ những sai lầm của chính họ.

Lãnh đạo không thể đơn lẻ, độc đoán. Nhà lãnh đạo giỏi nếu cương nhu đúng lúc, hài hòa giữa sự thân thiện và quyết đoán, sẽ càng dễ dàng quản lý doanh nghiệp và thành công hơn. Đã 50 trôi qua nhưng có thể thấy những giá trị, bài học mà chuyến tàu Apollo 11 năm 1969 đem lại vẫn còn nguyên giá trị trong mọi thời đại. Đặc biệt những bài học về lãnh đạo, quản trị đều có thể được các nhà kinh doanh, doanh nhân áp dụng và học hỏi theo.

(Theo Forbes)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here