GDP của Malaysia 20 năm trước đây bằng GDP đầu người Việt Nam 2018

GDP của Malaysia 20 năm trước đây bằng GDP đầu người Việt Nam 2018

0
1087
Gdp dau nguoi viet nam 2018 1
Gdp dau nguoi viet nam 2018 1

Kinh tế Việt Nam 2018 có nhiều khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung – cầu. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017. Vì thế mà GDP đầu người Việt Nam năm 2018 cũng tăng lên một cách đáng kể.

Nợ công giảm, GDP đầu người Việt Nam 2018 tăng.

Lãnh đạo chính phủ cho biết, các chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách vĩ mô đều được tiến hành một cách linh hoạt, kịp thời, giữ vững sự ổn định của tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, tín dụng trong nước.

trong bối cảnh xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng và tác động của thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu tiếp tục góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Năng suất lao động năm 2018 tăng 5.93% so với năm 2017 nguyên nhân là do có lực lượng lao động được bổ sung và số lao động việc làm năm 2018 tăng cao.

Ông Vương Đình Huệ nói về GDP đầu người Việt Nam 2018
Ông Vương Đình Huệ nói về GDP đầu người Việt Nam 2018

Ông Vương Đình Huệ nói về GDP đầu người Việt Nam 2018

Phó thủ tướng chính phủ Vương Đình Huệ cho biết: “Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 6,98%, cả năm dự báo triển vọng có thể đạt cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra 6,7%. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 đạt 5,5 triệu tỷ đồng (tương đương 240,5 tỷ USD), gấp 1,33 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so năm 2015.” Nếu tính theo ngang giá sức mua thì GDP đầu người Việt Nam 2018 ước đạt 7,640%, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8,58%.

Thủ tường Nguyễn Xuân Phúc nhấn manh: “ Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới”.

GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2018 vẫn còn chưa cao so với một vài nước trong khu vực.

So với một số nước trong khu vực, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2018 vẫn còn khiêm tốn. Đơn cử như Indonesia gấp 4,5 lần của Việt Nam, Thái Lan gấp 2, Malaysia gấp 1,4 lần; Hàn Quốc gấp 6,8 lần….

Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm, của Thái Lan cách đây 15 năm và Indonesia cách đây 10 năm.

Với chủ trương phát triển đất nước thịnh vượng, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, các chính sách đều hướng tới tất cả mọi đối tượng trong xã hội, trong đó có những người yếu thế để xác lập vị thế bình đẳng, công bằng cho họ được đóng góp cho xã hội. Trong đó có ba trụ cột trong phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Trong các trụ cột đều phải lấy con người làm trung tâm xây dựng phát triển, người dân làm động lực và mục tiêu.

Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Mọi chính sách của Chính phủ phải xoay quanh và mang lại hạnh phúc của người dân. Ước mơ nước Việt Nam thịnh vượng cần nắm bắt cơ hội, khơi thông mọi nguồn lực, tìm kiếm động lực và biến thách thức thành cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực” – Nhìn nhận lại 30 năm đổi mới, ông Dũng cho rằng đất nước đã từng bước xây dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, đời sống người dân được nâng cao.

Đứng trước thời đại mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức, sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu biết nắm bắt, tận dụng những lợi thế mình đang có và phát triển nền kinh tế theo thời đại 4.0 thì chắc chắn rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ bước sang một kỉ nguyên mới và GDP đầu người Việt Nam 2018 không chỉ dừng lại ở đó mà còn cao hơn nữa, vươn tới ngang hàng cùng các nước phát triển.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here