Mách bạn cách quản lý tiền bạc giúp tiền đẻ ra tiền

Mách bạn cách quản lý tiền bạc giúp tiền đẻ ra tiền

0
4383
Cách quản lý tiền bạc
Cách quản lý tiền bạc

Cách bạn quản lý tiền bạc, chi tiêu và đầu tư tiền có thể có tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn, tuy nhiên chẳng ngôi trường nào dạy bạn những kỹ năng quan trọng này. Đây là những kỹ năng mà bạn buộc phải tự hỏi hỏi, rút kinh nghiệm trong cuộc đời của mình. Dù bạn có làm ra rất nhiều tiền hay không, cũng phải có cách quản lý tiền bạc hiệu quả. Cuộc sống có lúc thăng lúc trầm. Quản lý tiền bạc tốt sẽ giúp bạn đối phó những giai đoạn khó khăn và không sa vào cuộc sống quá hoang phí.

Quản lý tiền bạc cá nhân cũng giống như việc rèn luyện tâm lý, thói quen và lựa chọn các giá trị sống. Bạn phải hình thành quan điểm rõ ràng trong vấn đề này, có định hướng ngay từ đầu thì mới đem lại kết quả hoàn hảo.

Dưới đây là những nguyên tắc vàng bạn nên nhớ khi muốn quản lý tài chính cá nhân

Những bước đầu tiên trong cách quản lý tiền bạc

  • Theo dõi tài chính trong 1 tháng

Trong một tháng, bạn hãy theo dõi tất cả các chi phí mà bạn bỏ ra. Đừng giới hạn mà hãy liệt kê bất cứ thứ gì bạn tiêu tiền trong tháng, dù nhỏ hay lớn. Lưu tất cả các khoản thu – chi và tính xem còn lại bao nhiêu. Bạn muốn quản lý tiền bạc tốt thì trước tiên phải nắm được các khoản ngân sách mà bạn có.

Sau tháng đầu tiên, hãy xem lại những gì bạn đã chi tiêu. Đừng viết ra những gì bạn muốn chi tiêu, hãy viết ra những gì bạn thực sự cần chi. Thông thường, danh sách các chi phí hàng tháng có thể bao gồm các khoản như sau:

– Thu nhập hàng tháng:

– Chi tiêu: Thuê nhà; Hóa đơn gia đình (tiện ích / điện / mạng internet); Đồ tiêu dùng; Ăn tối; Gas; Y tế; Phát sinh; Tiết kiệm

Sau đó, hãy viết ra các khoản chi thực tế của bạn. Dựa trên các khoản chi phí thực tế, hãy lập ngân sách cho mỗi danh mục mỗi tháng.

Trong ngân sách của bạn, hãy tạo các cột riêng cho ngân sách dự kiến và ngân sách thực tế. Ngân sách dự kiến ​​của bạn là số tiền bạn dự định chi cho một việc nào đó và thường được giữ nguyên từ tháng này sang tháng khác. Ngân sách thực tế là số tiền thực tế mà bạn bỏ ra và khoản này sẽ dao động từ tháng này sang tháng khác. Đến cuối tháng, bạn hãy tính lại hai khoản ngân sách này.

Nhìn vào sự chênh lệch, bạn sẽ biết bạn có chi tiêu quá mức khoản nào hay không và có giảm chi tiêu được chút nào hay không.

Các nhà hoạch định tài chính chuyên nghiệp khuyên mỗi người nên dành ít nhất 10% đến 15% tổng thu nhập của họ để tiết kiệm.

Hãy cố gắng chi tiêu trong mức những gì bạn có, chứ không phải những gì bạn hy vọng sẽ làm được. Bạn có thể nghĩ mình là người có thu nhập cao, nhưng nếu không biết cách quản lý tiền bạc, thì rất nhanh chóng, bạn sẽ rơi vào khó khăn. Nguyên tắc đầu tiên và lớn nhất của việc tiêu tiền là: Trừ khi đó là trường hợp khẩn cấp, chỉ tiêu tiền mà bạn có chứ không tiêu theo những gì bạn mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi nợ nần và lập kế hoạch quản lý tiền bạc tốt hơn cho tương lai.

Một vài kỹ năng quản lý tiền bạc tốt

  • Chi tiêu ít tiền hơn số tiền bạn kiếm được

Nếu bạn kiếm được 30.000 đô la/năm và bạn chi 31.000 đô la/năm, bạn sẽ rơi vào vòng xoáy nợ nần khó mà thoát ra được. Nếu bạn chi tiêu chính xác bằng số tiền bạn kiếm được hàng năm, bạn sẽ không bao giờ được có sự chuẩn bị trong các trường hợp khẩn cấp hoặc cho những thay đổi lớn trong cuộc sống. Hãy chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được cho phép bạn tiết kiệm, chuẩn bị cho tương lai và đối phó với những khủng hoảng không thể tránh khỏi mà cuộc sống “đập” vào mặt bạn. Khoảng cách giữa thu nhập của bạn và mức chi tiêu của bạn càng xa thì càng tốt.

Đừng chi tiêu vượt quá số tiền bạn kiếm được - đó thực sự là thảm họa trong việc quản lý tiền bạc
Đừng chi tiêu vượt quá số tiền bạn kiếm được – đó thực sự là thảm họa trong việc quản lý tiền bạc

Nếu không, hãy bắt đầu xem qua danh sách các khoản chi tiêu và xem có thể cắt giảm chi phí nào hay không. Đối với một số người, việc này có thể dễ dàng nhưng đối với những người khác, sẽ thật khó khăn để bạn cắt giảm bất cứ khoản nào, nhất là khi bạn đang sống ở một thành phố đắt đỏ.

  • Luôn lập kế hoạch cho tương lai

Lên sẵn kế hoạch cho tương lai là một trong những cách quản lý tiền bạc hiệu quả. Điều này không chỉ giúp ích cho bạn khi nghỉ hưu. Bạn cần một khoản tiền để dùng vào những việc khẩn cấp, giúp bạn vượt qua những sự cố bất ngờ. Lập kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu sẽ đảm bảo cuộc sống cho bạn khi không thể làm việc nữa.

  • Hãy để tiền đẻ ra tiền

Bạn muốn biết làm thế nào mà người giàu cứ tiếp tục giàu hơn? Đó là vì tiền có thể tăng lên ngay cả trong khi bạn ngủ, miễn là bạn đầu tư hiệu quả được một phần tài chính của mình. Tiền đầu tư đúng cách có thể tạo ra được nhiều tiền hơn theo thời gian.

Đừng bỏ tất cả tiền mặt vào một tài khoản tiết kiệm lãi suất thấp. Hãy đầu tư vào những thứ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Đôi khi, đó là một tài khoản đầu tư, nhưng đôi khi đó là việc start up một doanh nghiệp, hoặc thậm chí đầu tư cho giáo dục để có được một công việc lương cao hơn.

Tuy nhiên, việc đầu tư tiền bạc sẽ luôn đi kèm với sự mạo hiểm. Bạn phải có đủ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để tiền không bị đầu tư sai hướng, gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhưng dù sao, cũng hãy nhớ rằng, bất kỳ nhà tỷ phú nào cũng từng có lần thất bại. Nếu chấp nhận đánh đổi, không ngừng rút kinh nghiệm và trau đồi sự hiểu biết thì không khó để trong tương lai, bạn thu được về số tiền lớn hơn gấp vạn lần.

Lời khuyên của chuyên gia để quản lý tiền bạc hiệu quả

Chuyên gia tài chính Ramith Sethi đưa ra lời khuyên trong nguyên tắc quản lý tiền bạc

Hãy chia tài chính của bạn thành bốn loại:

  • Chi phí cố định (50-60%):

Khoản này sẽ bao gồm mọi chi phí mà bạn cần đến mỗi tháng, khoản này hiếm khi thay đổi. Bao gồm tiền thuê nhà, gas, điện, đồ dùng tạp hóa, hóa đơn điện thoại di động của bạn và bất cứ thứ gì khác thường dùng tới. Một số trong các khoản này có thể thay đổi một chút từ tháng này sang tháng khác, nhưng ít nhất là có thể dự đoán được, và cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

  • Đầu tư (10%):

Khi bạn đã lập được một khoản tiết kiệm của mình, bạn sẽ muốn đầu tư một phần tiền trong đó.

  • Tiết kiệm (5-10%):

Bao gồm tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn. Đó là các khoản tiết kiệm cho các kỳ nghỉ, quà tặng hoặc mua đồ dùng lớn như TV hoặc máy tính mới. Bạn cũng nên có một quỹ riêng giữ trong tài khoản tiết kiệm dành cho những trường hợp khẩn cấp bất ngờ như sửa chữa ô tô hoặc ốm đau, bệnh tật. Nếu được, hãy cố gắng duy trì khoản tiết kiệm ở mức 10-15% thu nhập.

  • Chi tiêu giải trí (20 – 35%):

Khoản này là phần mà bạn có thể chi tiêu vào bất cứ thứ gì bạn muốn. Ăn uống, uống rượu, hoặc giải trí, chúng ta làm những việc này vì chúng ta thích chúng. Miễn là bạn đã có ba loại tiết kiệm như trên và bạn có thể chi tiêu số tiền này mà không cảm thấy có lỗi với ngân sách của mình. Và cũng chỉ có như vậy, bạn mới có thể quản lý tiền bạc một cách hiệu quả, không quá ki bo mà vẫn đáp ứng đủ các nhu cầu của bản thân.

Hãy cố gắng tiết kiệm ít nhất 10-15% thu nhập.
Hãy cố gắng tiết kiệm ít nhất 10-15% thu nhập.

Đây là những đề xuất về cách quản lý tiền bạc mà chuyên gia Sethi dành cho những người trẻ tuổi, nhưng bạn nên điều chỉnh tỷ lệ phần trăm dựa trên tuổi tác, mục tiêu tài chính và những gì bạn thấy quan trọng hơn trong cuộc đời mình. Hãy nhớ rằng: bạn càng tiết kiệm, bạn sẽ càng có nhiều tiền sau này để mua nhà, nghỉ hưu sớm hoặc đạt được các mục tiêu khác.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here