Các vấn đề về bảo hộ thương hiệu mà mọi doanh nhân đều cần biết

Các vấn đề về bảo hộ thương hiệu mà mọi doanh nhân đều cần biết

0
1838
Bảo hộ thương hiệu
Bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu chính là một trong những phần hết sức quan trọng trong tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Vấn đề hiện nay là còn rất nhiều những nhà kinh doanh dù lớn hay nhỏ cũng chưa biết đến vấn đề bảo hộ thương hiệu một cách cụ thể

Bảo hộ thương hiệu và những điều cần biết
Bảo hộ thương hiệu và những điều cần biết

Thương hiệu vốn dĩ đã là một từ khóa quan trọng để mỗi doanh nghiệp đánh dấu và khẳng định tên tuổi của mình. Vậy nên mới có câu nói “thương hiệu xây khó, mất dễ” và cũng là những vấn đề chung mà mỗi người khởi nghiệp cần chú ý đến. Biết sự quan trọng của thương hiệu là vậy nhưng còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn lơ là và chưa chú trọng đến vấn đề này. Bởi thị trường khởi nghiệp hiện nay đang ngày một phát triển, dẫn đến việc đánh cắp hoặc làm giả thương hiệu ngày một nhiều. Nhất là đối với những doanh nhân chưa có sự hiểu biết một cách cặn kẽ về thương hiệu là gì và bảo hộ thương hiệu là gì. Dẫn đến những hậu quả khó lường đối với những người thiếu đi sự hiểu biết về thương hiệu.

Và khi bạn đặt vấn đề về thương hiệu lên đầu cũng đồng nghĩa với việc bạn đang bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Trong trường hợp cụ thể như một dự án nào đó đang phình to và có xu hướng phát triển vượt bậc thì thương hiệu sẽ cần được bảo hộ một cách cặn kẽ. Vấn đề nữa mà những doanh nghiệp cần chú ý đến đó chính là cần có sự nghiêm túc hơn về những sản phẩm mà mình chịu trách  nghiệm cũng như quyền lợi của chính doanh nghiệp của mình.

Bảo hộ thương hiệu là gì?

Trước tiên, bạn phải hiểu thương hiệu là gì? Theo một quan điểm dễ hiểu nhất thì thương hiệu chính là những dấu hiệu có thể tạo ra những hình ảnh riêng về hàng hóa, dịch vụ,… cho một doanh nghiệp cụ thể. Hay nói cách khác thì thương hiệu chính là tài sản trí tuệ mà mỗi doanh nghiệp đều có. Thông thường thì một doanh nghiệp sẽ có thể có những bản quyền về nhãn hiệu, tên gọi hàng hóa và cả những yếu tố về kiểu dáng cũng như bản quyền tương ứng. Cũng theo WIPO thì thương hiệu có thể hiểu là một thể hữu hình hoặc là cô hình nhưng đều có sự nhận biết đặc biệt hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chức.

Nếu đã hiểu được thương hiệu là gì thì bạn cũng có thể dễ dàng hiểu được về bảo vệ thương hiệu. Giải thích một cách dễ hiểu thì bảo hộ thương hiệu chính là hình thức phát triển về mặt luật pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho một doanh nghiệp bất kỳ. Bảo hộ thương hiệu có những khía cạnh tương ứng như: mô tả nhận diện, giá trị và cá tính. Ví dụ như công ty khóa Huy Hoàng chuyên sản xuất ra các dòng khóa từ truyền thống đến hiện đại. Thì chính công ty này cũng cần đăng ký bảo hộ doanh nghiệp theo những chính sách cụ thể để bảo vệ doanh nghiệp của mình hoạt động một cách tốt nhất.

>>> Bài học bảo hộ thương hiệu của McDonald <<<

Vai trò của bảo vệ thương hiệu và những lý giải vì sao cần bảo vệ thương hiệu

Vai trò của bảo vệ thương hiệu
Vai trò của bảo vệ thương hiệu

Việc mà bạn hiểu được giá trị mà bảo hộ thương hiệu đem lại cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng đến sự thành công của doanh nghiệp mà bạn đang sở hữu. Dưới đây chính là một trong những lý do để các doanh nghiệp hiểu được lý do cần bảo hộ thương hiệu.

Thứ nhất, đã có rất nhiều những thương hiệu lớn ở Việt Nam đã và đang bị các công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ ở nước ngoài

Đây là vấn đề khá nan giải đối với những doanh nghiệp ở Việt Nam chưa biết đến sự quan trọng trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho chính mình. Cũng chính vì thế mà thương hiệu của mình bị các công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ ở nước họ. Đây chính là một việc khá khó hiểu đối với những doanh nghiệp không tự biết đến những quyền lợi của chính mình, thay vì đi quảng bá và bán được rất nhiều sản phẩm nhưng lại không biết giữ cho tài sản trí tuệ của mình được đảm bảo. Ví dụ như trường hợp Kẹo dừa Bến Tre vào năm 1998, Vifon vào năm 2001, thuốc lá Vinataba và Petro vào năm 2002, Cà phê Buôn Ma Thuột vào năm 2011,… Đây đều là những ví dụ điển hình cho việc thương hiệu doanh nghiệp ở Việt Nam bị các công ty nước ngoài đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài.

Thứ hai, xét dưới góc độ về giá trị vật chất của thương hiệu

Bạn có thể thấy ngay với trường hợp bản quyền gà rán KFC. Mỗi năm công ty này thu được khoảng 85.000 triệu USD bởi những cửa hàng phải trả cho họ. Vốn dĩ có số doanh thu lớn như vậy là bởi KFC có đến hơn 13.000 cửa hàng ở trên khắp toàn cầu. Và chính số tiền về thương hiệu đã giúp cho họ có được những nguồn thu khủng. Hoặc bạn cũng có thể thấy ở Công ty Cổ phần Diana Unicharm cũng vậy, hiện tổng giá trị doanh thu của họ đã lên đến 185 triệu USD mỗi năm. Trong đó, tài sản sở hữu trí tuệ của họ đã chiếm nửa già số tiền đó.

Thứ ba, việc các doanh nghiệp suýt bị đánh mất thương hiệu

Ở tại Hội thảo Những biện pháp phòng vệ thương mại liên quan đến Sở hữu trí tuệ do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức thì có một doanh nghiệp (đã được dấu tên) chia sẻ cụ thể về việc suýt bị đánh cắp thương hiệu khi chưa đăng ký bảo hộ cho sản phẩm công nghệ tự động của mình. Cho dù đây có là ý tưởng độc đáo và mang tính xu hướng cao nhưng chính doanh nghiệp khởi nghiệp đó lại không hiểu biết về cách bảo vệ thương hiệu nên đã suýt đánh mất thương hiệu của mình. Đến khi họ thấy doanh nghiệp khác có cùng ý tưởng và làm hệt như mình thì lúc đấy họ mới nhanh chóng đi làm đăng ký về việc bảo hộ thương hiệu.

Vậy, làm cách nào để xây dựng và bảo hộ thương hiệu đúng cách

Xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

1. Cần có bước xác định sứ mệnh của thương hiệu

Bảo vệ thương hiệu là gì? Việc mà bạn có thể xây dựng được một thương hiệu để có thể dành được sự tin tưởng của khách hàng thì trước hết cần đem đến cho họ nhưng giá trị cụ thể. Bởi sứ mệnh của thương hiệu đó chính là mục đích để thương hiệu của doanh nghiệp đó có thể tồn tại một cách hiệu quả nhất. Và nó cũng chính là tôn chỉ và mục đích dựa trên những cơ sở truyền thống của thương hiệu đó. Ví dụ như từ những phần như: Logo, thông điệp, cá nhân hóa thương hiệu,… tất cả đều cần thể hiện và phản ánh đúng với sứ mệnh mà thương hiệu đó đem lại. Nó nằm trong nội dung quan trọng của vấn đề bảo hộ thương hiệu.

Bởi với tất cả những câu Tagline đều có những câu khá nổi tiếng giống như “Just do it” của thương hiệu Nike. Và chính câu nói đó đã thể hiện được sứ mệnh mà Nike muốn đem đến cho người dùng của mình. Chính thương hiệu giày này đã đem đến những hình ảnh các vận động viên ở các góc độ thể hình khác nhau để nhấn mạnh cho hình ảnh thương hiệu của mình.

2. Thực hiện nghiên cứu thị trường

Ở bước nghiên cứu thị trường này cũng nằm ở trong nội dung của việc bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. Nó giúp bạn tìm hiểu và có thể phân tích được những đối thủ chính ở trong ngành của mình là ai. Về cả những điểm mạnh và điểm yếu của họ như thế nào. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp trả lời được những câu hỏi như: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của đối thủ như thế nào? Thông điệp cũng như hình ảnh của đối thủ có thống nhất ở trên các kênh truyền thông không? Hay khách hàng có phản hồi và đánh giá như thế nào về sản phẩm của bạn ở trên các mạng xã hội.

Khi bạn trả lời được những câu hỏi như vậy cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo nên cho doanh nghiệp của mình một sự khác biệt lớn. Từ đó có thể thuyết phục được cả những vị khách hàng khó tính nhất.

3. Quy trình đăng ký và bảo hộ thương hiệu

Bước 1: Bạn cần tra cứu những khả năng để có thể đăng ký bảo vệ thương hiệu. Doanh nghiệp cần làm đơn có mẫu nhãn hiệu cùng với danh mục những sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu đến cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực này để được tư vấn và đánh giá cụ thể.

Bước 2: Cần gửi đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Ở bước thứ hai này thì doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về vấn đề thương hiệu của mình để có thể kê khai và trình bày với cơ quan có thẩm quyền. Và chủ doanh nghiệp sẽ nhận được những công văn như: Công văn nhận được lần 1 (đây là kết quả được thẩm định hình thức), Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền (thường sẽ có 2 tháng để công bố có Thông báo chấp nhận đơn có hợp lệ hay không? Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền (cũng từ 2 tháng kể từ lúc có thông báo chính thức hợp lệ hay không), Công văn lần hai về kết quả thẩm định nội dung, Công văn thứ ba là cấp văn bằng nhãn hiệu độc quyền (thời gian cấp sẽ từ 2 đến 3 tháng).

Bên trên là những nội dung về cách mà các doanh nghiệp có thể bảo hộ thương hiệu một cách tốt nhất. Bởi mỗi một thương hiệu của một doanh nghiệp khi được xây dựng sẽ có những vấn đề cấp thiết kèm theo đó. Vậy nên bạn cần có những sự hiểu biết cần thiết về vấn đề này khi có ý định khởi nghiệp và hình thành ý tưởng kinh doanh.

Xem thêm các bài viết về Thương Hiệu dưới đây:

Cách để thương hiệu chạm đến trái tim khách hàng 

Câu chuyện thương hiệu

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here