Hãy xây dựng thương hiệu ngay bây giờ, nếu muốn khách hàng nhớ tới doanh nghiệp của bạn

Xây dựng thương hiệu - Bí quyết giúp khách hàng nhớ tới doanh nghiệp

0
1879
B12 (1)
Hãy xây dựng thương hiệu để khách hàng nhớ tới bạn

Chúng ta vẫn thường nói nhiều đến thương hiệu nhưng chưa chắc đã hiểu hết về thương hiệu và quy trình xây dựng nên. Xây dựng thương hiệu là gì và quy trình xây dựng ra sao sẽ được Bizbooks làm rõ trong bài viết này.

Thương hiệu là gì? Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Nói đến một doanh nghiệp bất kỳ, điều gì khiến bạn nghĩ đến đầu tiên? Ví dụ nói đến Vietnam Airlines, bạn nhớ tới biểu tượng bông hoa sen, trang phục áo dài vàng của các nữ tiếp viên. Nói đến hãng hàng không Vietjet Air, bạn nhớ tới những chiếc máy bay màu đỏ, trang phục năng động cũng màu đỏ của các tiếp viên hàng không. Và nói đến Bizbooks, bạn có thể nhớ tới màu xanh dương sang trọng, lịch lãm cùng logo rất ấn tượng, những cuốn sách đặc sắc về lãnh đạo, quản trị, doanh nghiệp. Khách hàng thường nhớ đến một sản phẩm, dịch vụ với đặc điểm nổi bật nào, màu sắc, hình ảnh, sản phẩm đó có gì nổi bật?… Ấy chính là thương hiệu. Tất cả những yếu tố đó chính là thương hiệu riêng cho các doanh nghiệp, các nhãn hàng.

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng và được coi như tài sản cố định, chiếm đến 70% tổng tài sản của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thương hiệu bao gồm tên gọi, slogan, thiết kế, màu sắc, hình ảnh cùng rất nhiều dấu hiệu khác giúp phân biệt một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm so với đối thủ trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy bạn cần phải có kế hoạch xây dựng thương hiệu bài bản nếu bạn muốn thương hiệu của mình trở nên lớn mạnh.

Nói một cách đơn giản, thương hiệu được xác định bởi nhận thức chung của khách hàng về doanh nghiệp. Một thương hiệu thành công phải nhất quán trong bao bì, các phương tiện truyền thông, dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng…. Việc xây dựng thương hiệu thành công cũng là một dấu mốc cho thấy doanh nghiệp đã phát triển đến một giai đoạn khá ổn. Ngược lại, khi có thương hiệu, chắc chắn doanh nghiệp sẽ càng phát triển hơn nữa bởi trong lòng khách hàng đã có một niềm tin vững chắc về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

 

Xay dung thuong hieu 7
Khi có thương hiệu, chắc chắn doanh nghiệp sẽ càng phát triển hơn nữa

Ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu

Chính vì vai trò quan trọng của thương hiệu mà việc xây dựng và định vị thương hiệu trở thành ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là tạo ra nhận thức về doanh nghiệp bằng cách sử dụng các chiến lược và chiến dịch tiếp thị với mục tiêu tạo ra một hình ảnh ấn tượng và lâu dài trên thị trường. Đây được xem là một giai đoạn sống còn, phải thật mạnh mẽ và quyết liệt. Xây dựng thương hiệu là việc cần thiết để thiết lập, quảng bá và duy trì hình ảnh của công ty trong lòng người tiêu dùng. Từ logo đến những câu tagline, các công ty đều phấn đấu để giúp cho chúng có thể nhận ra ngay lập tức.

►►► 5 bước để xây dựng THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM bền vững

►►► Làm thế nào để xây dựng THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN hiệu quả

Quy trình xây dựng thương hiệu ai cũng cần biết

Xây dựng thương hiệu đòi hỏi phải thực hiện theo một quá trình rất khắt khe và chuyên nghiệp. Trong đó bao gồm các bước từ xác định khách hàng mục tiêu, xác định khả năng cạnh tranh, các giá trị cốt lõi,…cho đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

Thương hiệu vốn là lĩnh vực khó làm, bởi vậy rất cần những người lên chiến lược xây dựng thương hiệu có sự hiểu biết và tư duy khoa học để không lãng phí tiền bạc, công sức mà thu về chỉ là con số 0. Các bước trong quá trình xây dựng thương hiệu:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp của bạn đang hướng tới các nhóm khách hàng như thế nào? Họ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm và có thể mua sản phẩm của bạn. Đó cũng chính là các khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn cần nhắm đến.

Và để xây dựng thương hiệu,cần xác định khách hàng mục tiêu theo mô hình 5W:

– Who: Ai sẽ là khách hàng của bạn? Bạn có thể dựa theo các tiêu chí như: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quê quán,…

– What: Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm, dịch vụ của bạn?

– Why: Lý do nào khiến họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Sản phẩm, dịch vụ của bạn giúp ích gì cho họ? Họ mua để làm gì?

– Where: Khách hàng của bạn ở đâu?

– When: Khi nào khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường

Trên thương trường chắc chắn luôn khốc liệt. Xung quanh bạn sẽ có rất nhiều đối thủ. Khi bạn muốn làm ra sản phẩm, bạn phải tìm hiểu đối thủ của mình. Trong việc xây dựng thương hiệu cũng vậy. Không chỉ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” – lời nhắc nhở đó không bao giờ sai. Bạn phải đi tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:

– Đối thủ của bạn có thông điệp như thế nào?

– Thương hiệu của họ đã lan tỏa ra sao, theo cách nào, ảnh hưởng như thế nào tới người tiêu dùng?

– Phản hồi của khách hàng về thương hiệu của đối thủ?

Việc nghiên cứu các các đối thủ sẽ giúp bạn nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của họ, từ đó có thể học hỏi một cách sáng tạo, không sao chép, tránh những sai lầm của họ. Đây cũng là một cách hay để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

xây dựng thương hiệu cá nhân
Xây dựng thương hiệu rất cần nghiên cứu kỹ đối thủ. Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng

Bước 3: Xác định cơ hội trên thị trường

Mỗi thời điểm sẽ có những xu hướng khác nhau trên thị trường. Xu hướng đó sẽ ảnh hưởng đến cơ hội của doanh nghiệp bạn. Việc của bạn là phải xác định được các xu hướng trị thường (Market Trend), từ đó tìm kiếm cơ hội để phát triển.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi – Core Value là yếu tố cần thiết và lâu dài mà khi bạn muốn xây dựng thương hiệu, bạn cần vạch ra đầu tiên. Doanh nghiệp của bạn muốn thương hiệu bền vững thì phải tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn là gì? Khách hàng sẽ nhớ nhất đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nếu không có nó, doanh nghiệp của bạn sẽ chắc chắn bị lu mờ trước mọi đối thủ.

Để nói về thực trạng xây dựng thương hiệu ở Việt Nam thì TH True Milk là 1 thương hiệu đáng để học hỏi. Ví dụ, 5 giá trị cốt lõi của TH True Milk là: Vì sức khỏe cộng đồng, Hoàn toàn thiên nhiên, Tươi ngon bổ dưỡng, Thân thiện môi trường, Tư duy vượt trội

Bước 5: Xây dựng định vị thương hiệu

Bạn muốn khách hàng sẽ nhớ tới, liên tưởng tới điều gì khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn? Định vị thương hiệu chính là việc bạn giải quyết câu hỏi đó. Đây là bước quan trọng nhất khi bạn muốn xây dựng thương hiệu cho bạn hay doanh nghiệp của bạn. Định vị thương hiệu có thể dựa trên 9 yếu tố: chất lượng, giá trị, tính năng, mối quan hệ, mong ước, vấn đề/ giải pháp, đối thủ, cảm xúc, công dụng của sản phẩm, dịch vụ,…

►►► Nghệ thuật xây dựng một câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc

Bước 6: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu cũng là một phần quan trọng và không hề dễ với các doanh nghiệp. Bạn cần tạo nên sự khác biệt, ấn tượng đối với khách hàng. Và sự ấn tượng đó sẽ được thể hiện thông qua hình ảnh, biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngôn từ giúp khách hàng nhận biết sản phẩm, doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn. Thông thường, bộ nhận diện thương hiệu cơ bản gồm có: hình ảnh thiết kế logo, slogan, tên thương hiệu, hồ sơ năng lực, catalogue, brochure,..

Bộ nhận diện này cần đảm bảo các tiêu chí: Dễ nhớ, Ý nghĩa, Dễ thích nghi, Dễ chuyển đổ

Bước 7: Quản trị  và marketing xây dựng thương hiệu

Sau khi xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu, việc phát triển nó, duy trì nó ra sao rất cần thiết và cần tới giai đoạn quản trị thương hiệu. Thương hiệu khi được xây dựng không thể bỏ ngỏ, để im đó mà cần lan tỏa ra bên ngoài. Nhất là khi sự cạnh tranh ngày càng gắt gao, nếu không phát triển thương hiệu thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị lãng quên. Vì vậy bạn cần có kế hoạch marketing và truyền thông cho thương hiệu của bạn ngay từ ban đầu.

Với 7 bước xây dựng thương hiệu như trên, thương hiệu của doanh nghiệp bạn sẽ dần thâm nhập vào thị trường, đi sâu vào lòng người tiêu dùng. Khi đó, chắc chắn doanh số của doanh nghiệp bạn sẽ theo biểu đồ đi lên không ngừng.

Những câu chuyện thương hiệu nổi bật:

►►► Câu chuyện thú vị từ thương hiệu CoCa – Cola

►►► Giải mã sự thành công đằng sau câu chuyện thương hiệu của Nike

►►► Bảo hộ thương hiệu: bài học từ McDonald ở thị trường EU

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here