7 bài học quý giá mỗi startup có thể học được từ chương trình Shark Tank

7 bài học quý giá mỗi startup có thể học được từ chương trình Shark Tank

0
1125
Chương trình Shark Tank
Chương trình Shark Tank

Chương trình truyền hình thực tế Shark Tank cung cấp nhiều kiến thức và cách tiếp cận thực tế qua các thương vụ đầu tư. Những bài học này có thể giúp các startup có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình gọi vốn.

Bất cứ ai theo dõi chương trình  Shark Tank đều nhận xét rằng đó là chương trình thực tế hay nhất từ trước tới nay.

Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế của Mĩ được phát sóng lần đầu ngày 9 tháng 8 năm 2009 trên kênh ABC và đã được Việt Nam mua bản quyền thực hiện với tên gọi “Thương vụ Bạc tỷ”.

Shark Tank truyền cảm hứng có các người chơi là doanh nhân khởi nghiệp thực hiện các bài thuyết trình trước một hội đồng các nhà đầu tư (Shark – cá mập), và những nhà đầu tư này sẽ lựa chọn đầu tư hoặc không.

Được tạo ra bởi nhà sản xuất huyền thoại Mark Burnett (nhà sản xuất của những bộ phim bom tấn như Survivor hay Fargo) – Shark Tank dựa trên một chương trình thực tế của Nhật Bản mang tên Money Tigers.

Ban giám khảo Shark Tank là đội hình gồm 5 người được xem là cực kỳ xuất sắc gồm: Barbara Corcoran, 68 tuổi – nữ hoàng bất động sản đồng thời là người dẫn dắt chương trình. Nhà sáng lập FUBU Daymond John vốn là doanh nhân người New York sành sỏi. Lori Greiner là “nữ hoàng QVC” – cô và ông trùm công nghệ Robert Herjavec được xem là những “cá mập” ấm áp. Kevin O’Leary – người ở giữa sân khấu đóng vai một nhân vật phản diện và cuối cùng là tỷ phú, ông chủ đội bóng Dallas Mavericks Mark Cuban.

Ngoài ra qua các mùa, chương trình này còn có sự tham gia của các khách mời cũng nổi tiếng không kém như tỷ phú Richard Branson.

 

7 bài học giá trị từ chương trình Shark Tank

1.Quy mô kinh doanh và nhu cầu thị trường

Hầu hết các sản phẩm hoặc dịch vụ đều đang tìm kiếm giải pháp cho cùng một vấn đề. Các shark sẽ sẵn sàng rót tiền vào một giải pháp hay một sản phẩm khi nó có khả năng giải quyết một vấn đề hoặc tự tạo ra một thị trường mới.

Không cần phải nói, trong khi đánh giá điều này, họ cũng sẽ xem xét quy mô của vấn đề và nhu cầu cho giải pháp đó trên thị trường. Có một sản phẩm với tư duy tốt sẽ có thể tiến xa trên con đường gọi vốn.

2.  Sự rõ ràng và tin tưởng

Các thương vụ trong Shark Tank có thể là một trải nghiệm đầy căng thẳng đối với nhiều người vì các shark có thể cười nhạo hoặc chê bai kế hoạch kinh doanh hoặc sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, họ cũng đánh giá cao sự tin tưởng và rõ ràng của những suy nghĩ của các nhà kinh doanh. Những người thất bại trong việc gọi vốn từ các shark thường là những người không có sự rõ ràng hay sự tự tin rằng việc kinh doanh của họ sẽ thành công.

3. Xác định ‘cái đáy tuyệt đối’ của bạn

Hầu hết chúng ta, khi kêu gọi đầu tư từ ai đó, đều mơ tưởng đến những mức cao nhất, nhưng điều quan trọng là, bạn cần biết “cái đáy tuyệt đối” của mình ở đâu. Nhiều lần, startup đã nhận được những đề nghị từ nhiều shark, vậy nên chọn shark nào là một quyết định khó khăn.

Có một tập, một doanh nhân đã nhận được yêu cầu đầu tư và cô đã dành nhiều thời gian để kêu gọi con số cao nhất, sau đó, các shark đã bàn bạc với nhau và quyết định hạ con số đầu tư.

4. Quy tắc 10 giây

Rõ ràng, số 10 đóng một vai trò quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp (startup). Có một lời khuyên rằng đừng nhảy lên con thuyền startup trừ khi sản phẩm hoặc giải pháp của bạn tốt hơn 10 lần, rẻ hơn 10 lần hay nhanh hơn 10 lần.

Tương tự như vậy, khi giao dịch với các shark, 10 giây đầu tiên sẽ quyết định xem trường hợp của bạn thành hay bại. Một doanh nhân phải có khả năng trình bày rõ ràng về doanh nghiệp của họ với số liệu chính xác trong khoảng 10 giây. Các shark không có nhiều thời gian để lắng nghe những câu chuyện, nó có thể dành ở phần cao trào, nhưng 10 giây đầu tiên quyết định rất nhiều điều.

Shark tank abc 2
Chương trình Shark Tank

5. Tính toán

‘Tôi yêu cầu một khoản 85.000 USD cho 15% công ty của tôi’ – việc định giá công ty của bạn là bao nhiêu, thậm chí trước khi bạn làm toán, các shark đã làm điều đó cho bạn.

Yêu cầu một số tiền và việc nói về lý do có thể giúp bạn đạt được con số này là hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phải biết rõ con số của mình như lòng bàn tay. Tại sao bạn lại yêu cầu một con số nhất định và bạn dự định làm những gì với nó, bạn phải nắm rất chắc điều này. Vì vậy, tính toán là điều rất quan trọng.

6. Lắng nghe và học hỏi

‘Thành công hay thất bại không quan trọng miễn là bạn có thể học hỏi được từ điều đó’, câu nói này hoàn toàn đúng cho Shark Tank. Các shark – những doanh nhân đầy bản lĩnh và tài ba – thường đưa ra những lời khuyên giá trị cho con đường phía trước, về những lỗi sai và những điều gì nên được cải thiện, đặc biệt đối với những trường hợp không thành công.

Việc lắng nghe và học hỏi từ những cơ hội bạn bỏ lỡ và thất bại có lẽ sẽ còn hữu ích hơn rất nhiều và giúp bạn có động lực và cơ hội tốt hơn trong tương lai.

7. Trình bày vấn đề

Bài thuyết trình sản phẩm ấn tượng đóng góp một phần quan trọng trong các câu chuyện thành công. Bài trình bày giúp thu hút sự chú ý của các shark và giúp họ có thêm đầu mối để đặt câu hỏi cho công ty, điều này sẽ khuyến khích các startup nói nhiều hơn về sản phẩm của mình. Vì vậy, không ngạc nhiên khi các bài trình bày tốt và các dự án thành công đã giành được một khoản đầu tư nhờ vào việc họ đã làm việc nghiêm túc cho các bài trình bày của mình.

Điểm hấp dẫn nhất của chương trình Shark Tank giống như một Giấc mơ Mỹ, hiện lên trong căn phòng khách của bạn từ tuần này qua tuần khác. Thật khó có thể kể ra một chương trình truyền hình thực tế nào vừa mang được sự cộng hưởng cũng như truyền cảm hứng cao độ như Shark Tank.

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here