Bài học từ đại bàng: Cuộc tái sinh đương đầu với tử thần

Bài học từ đại bàng: Cuộc tái sinh đương đầu với tử thần

0
4657
Bài học từ đại bàng
Bài học từ đại bàng

Đại bàng được biết đến là vua của các loài chim, chúa tể của bầu trời với sức mạnh, sự khôn khéo và cả sự kiêu hùng của mình. Nhưng tại sao nó lại chọn cho mình một cuộc tái sinh đầy đau đớn như vậy, chúng ta học được gì qua bài học từ đại bàng ? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

“Sự sống đương đầu với cái chết” và bài học từ đại bàng

Được mệnh danh là chúa tể của bầu trời đại bàng là loài chim săn mồi cỡ lớn chúng có sức mạnh kinh khủng và có tuổi thọ có thể lên tới con số 70 năm. Tuy nhiên một con chim đại bàng thông thường chỉ sống được có 40 năm có nghĩa là chỉ hơn một nửa số tuổi chúng có thể sống được bởi lẽ để sống được quãng thời gian dài nhất chúng phải trải một giai đoạn thay đổi khó khăn thậm chí là đương đầu với tử thần để được tái sinh.

Theo nghiên cứu của các nhà sinh vật học cho biết thông thường một con đại bàng khi sống đến năm 40 tuổi chiếc mỏ dài và sắc bén của nó sẽ bị thay thế bằng chiếc mỏ cùn, co quắp, cong lại. Những móng vuốt sắc bén trước đây của nó cũng trở nên thô kệch và không còn cắp mồi được nữa, đôi cánh sải dài mà trước đây nó tự hào giờ đây trở nên nặng nề không linh hoạt khiến chúng trở nên chậm chạp. Lúc này đại bàng đứng trước hai lựa chọn hoặc là chịu chết đói vì không thể săn mồi được nữa hoặc là đương đầu với tử thần và tái sinh bằng cách trải qua quá trình biến đổi đau đớn kéo dài tròn 150 ngày sau đó trở lại làm một chúa tể uy hùng như sưa. Nếu là bạn bạn sẽ lựa chọn phương án nào?

Quá trình tái sinh của đại bàng

Bài học từ đại bàng
Bài học từ đại bàng

Bạn có biết đối với đại bàng dù có lựa chọn phương án nào thì cái chết vẫn luôn trực chờ nó bởi lẽ để tái sinh không phải là câu chuyện đơn giản nó phải trả giá rất đắt và chưa chắc đã thành công. Nếu không thành công chúng sẽ gặp tử thần nhanh hơn là việc kéo dài sinh mạng của mình thêm một thời gian bằng việc cố gắng kiếm mồi cho đến khi kiệt sức hoàn toàn. Nhưng không chúng chấp nhận cái giá của sự tái sinh là đương đầu với tử thần.

Khi bắt đầu cảm nhận được khả năng bắt mồi và sức mạnh của mình đi xuống đại bằng sẽ tiến hành tiến trình tái sinh của mình bằng cách bay lên một đỉnh núi cao tìm cho mình một nơi trú ẩn tránh xa tất cả các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chúng trong quá trình lột xác.  Sau khi tìm được nơi trú ẩn cho mình rồi chúng sẽ ở lì trong tổ và gõ chiếc mỏ của mình vào đá cho đến khi chiếc mỏ cũ gãy rời ra cả quá trình đầy đau đớn này không phải ai cũng làm được nhưng với đại bàng đây mới là giai đoạn đầu tiên trong quá trình lột xác của chúng bởi lẽ sau khi mổ cũ bị gãy ra chúng phải chờ cho đến khi chiếc mỏ mới mọc trở lại cứng cáp rồi dùng chính chiếc mỏ đó bẻ gãy các móng vuốt đã cùn của mình. Bạn hãy thử tưởng tượng tất cả các móng tay và móng chân của bạn sẽ bị lột ra hết cảm giác nó sẽ đau đớn như thế nào. Nhưng không dừng lại ở đó địa bàn chờ cho những chiếc móng vuốt mới của mình nhổ hết lớp lông đã bết dính già nua trên người mình như một hình thức lột da. Đối với loài chim, không có lông, không có mỏ, chúng sẽ phải chịu đói vì không thể bay lượn hay săn mồi. Quá trình nhổ lông cũng khiến đại bàng phải chịu nhiều tổn thương, đau đớn, thậm chí có thể khiến con chim mất mạng vì chảy máu hay nhiễm trùng. Nhưng nếu vượt qua được, 5 tháng sau đại bàng có thể bay lượn với bộ cánh mới, chào mừng cuộc đời một lần nữa và sống thêm 30 năm.

Bài học từ cuộc tái sinh đầy đau đớn của đại bàng

Cuộc tái sinh của đại bàng giống như câu chuyện về một loài chim huyền thoại. Những điều chúng ta bàn tới không phải vòng đời của một loài chim. Quá trình “tái sinh” đầy đau đớn của đại bàng cũng giống như những sóng gió xảy ra trong cuộc đời con người. Mỗi chúng ta muốn phát triển, bước sang một trang cuộc đời mới thì phải thay đổi, dám dấn thân và mạo hiểm.

Tại sao cần thay đổi? Cuộc sống luôn biến đổi và có những điều bất ngờ nằm ngoài sự kiểm soát chủ quan. Để tồn tại và phát triển hơn, chúng ta phải bắt đầu quá trình thay đổi, thích ứng với hoàn cảnh. Đôi khi, chúng ta phải loại bỏ những ký ức, thói quen và lối mòn cũ. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, chúng ta mới có thể sống hết mình với hiện tại.

Con người sinh ra không thể tránh khỏi những lúc thất vọng, buồn chán, đau khổ, vấp ngã. Bởi vậy, để tồn tại và phát triển được chúng ta phải đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi và xử lý chúng. Muốn đạt được mục tiêu đo, chúng ta phải dũng cảm chấp nhận đau đớn, sửa cái tôi, sửa những thói quen đã thành tập tính để vượt lên chính bản thân mình. Khi bạn vượt qua được khó khăn, chịu đựng nhiều thử thách, đau khổ, bạn sẽ được tái sinh và tiếp thêm năng lượng cho một hành trình mới cao hơn, xa hơn.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here