Tỷ phú bán giày: Qua đời ở tuổi 94 và khối tài sản kếch xù

Tỷ phú bán giày: Qua đời ở tuổi 94 và khối tài sản kếch xù

0
1553
Tỷ phú bán giày

Từ 2008, tỷ phú bán giày – Henry Sy liên tiếp giữ danh hiệu người giàu nhất Philippines theo thống kê của Forbes. Ông là người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn bán lẻ SM Group lớn nhất Philippines. Hiện ông sở hữu khối tài sản trị giá 19 tỷ USD và đứng thứ 52 trong danh sách tỷ phú thế giới.

Cuộc đời của vị tỷ phú bán giày

Tỷ phú giàu nhất Philippines Henry Sy đã qua đời hôm 19/1/2019 ở tuổi 94. Xác nhận thông tin này, con gái cả của ông – bà Teresita Sy-Coson, cho biết cha mình đã ra đi bình yên trong giấc ngủ vào sáng sớm thứ 7, theo Bloomberg. Henry Sy là nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch danh dự của SM Investments – một trong các tập đoàn đa ngành lớn nhất Philippines.

Theo xếp hạng của Forbes, với khối tài sản trị giá 19 tỷ USD, ông Henry Sy là người giàu có thứ 52 thế giới và đứng đầu danh sách những người giàu nhất Philippines. Ông đã giữ vững vị trí này suốt 11 qua.

Ít tai biết rằng người giàu nhất Philippines hơn chục năm qua từng có xuất thân từ một anh bán giày. Năm 12 tuổi, cậu bé Henry Sy chuyển từ Phúc Kiến, Chiết Giang, Trung Quốc sang Philippines để tìm cha đang là một người bán tạp hóa. Sau đó, ông bắt đầu tự kinh doanh riêng bằng việc bán giày trên đường phố. Năm 1958, Henry Sy đã tự mở cửa hàng giày đầu tiên mang tên Shoe Mart.

Tham vọng xây dựng một chuỗi cửa hàng Shoemart của vị tỷ phú bán giày

Tỷ phú bán giày

Henry Sy mang giày tới các nhà ga, bến xe để bán dạo. Năm 1949, với khoản tiền vay được từ Ngân hàng China Bank, Henry mở thêm cửa hàng giày mang tên Shoemart tại phố Avenida Rizal. Năm 1950, ông đăng ký học tại khoa Kinh tế của Đại học Far Eastern nhưng bỏ học sau hai năm vì không thể cân bằng giữa việc học và công việc kinh doanh riêng. Năm 1949, với khoản tiền vay được từ Ngân hàng China Bank, Henry mở thêm cửa hàng giày mang tên Shoemart tại phố Avenida Rizal.

Không bằng lòng với những cửa hàng bán giày nhỏ lẻ, Henry Sy đặt tham vọng xây dựng một chuỗi cửa hàng Shoemart trên khắp đất nước Philippines. Ngoài việc tập trung đẩy mạnh mặt hàng giày, ông phát triển thêm các cửa hàng bán quần áo nhập khẩu và mở rộng mạng lưới phân phối.

Năm 1970, Henry Sy có tổng cộng 4 cửa hiệu bán lẻ giày và quần áo thời trang. Để tạo dựng thương hiệu, Henry Sy chủ động thiết kế cửa hàng theo phong cách hiện đại.

Năm 1972, Henry Sy thành lập doanh nghiệp bán lẻ Shoemart và chính thức mở đầu cho chiến dịch xâm chiếm thị trường bán lẻ tại các tỉnh, thành phố khác ở Philippines. Nhờ hình ảnh chuyên nghiệp và thái độ phục vụ khách hàng niềm nở, Shoemart nhanh chóng trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu tại Philippines.

Ý tưởng táo bạo xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên của tỷ phú bán giày

Trên đà này, năm 1985, Tập đoàn SM Investments đã mở trung tâm mua sắm đầu tiên tại Philippines, trung tâm SM City North EDSA trong lúc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Trái với dự đoán của nhiều người, thương hiệu này của ông đã trở thành một hiện tượng bán lẻ trong nước.

Năm 1991, Henry Sy tiếp tục khai trương trung tâm SM Megamall có rạp chiếu bóng và sân trượt băng. Liên tục phát triển thời gian qua, đến nay, SM Prime Holdings đang nắm giữ hơn 72 trung tâm thương mại lớn ở Philippines và Trung Quốc. Hiện thương hiệu SM cũng là đế chế bán lẻ lớn nhất Philippines.

SM Investments còn hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản tại Philippines. Công ty Belle Corporation chuyên phát triển bất động sản cao cấp tại thủ đô Manila có giá trị vốn hóa gần 800 triệu USD và cho doanh thu khoảng hơn 125 triệu USD mỗi năm.

Ngoài lĩnh vực bán lẻ và bất động sản, tập đoàn SM còn hoạt động ở mảng tài chính, tín dụng. Năm 1976, tỷ phú Henry Sy đã mua lại Acme Savings Bank và Banco de Oro với việc cung cấp dịch vụ tài chính chủ yếu cho ShoeMart. Đến năm 1996, ngân hàng trung ương Philippines đã quyết định cho Banco de Oro hoạt động như một ngân hàng thương mại, nó đã được đổi tên thành Banco de Oro Unibank.

Đến nay, BDO Unibank đã là ngân hàng lớn nhất Philippines về quy mô lẫn lượng tiền lưu thông. Ngân hàng này cho doanh thu mỗi năm hơn 2.000 triệu USD và lợi nhuận hơn 500 triệu USD, nơi gia đình ông nắm giữ hơn 45% cổ phần

Ngoài ra, “tỷ phú bán giày” này còn sở hữu một ngân hàng thương mại khác tại Trung Quốc – quê hương của ông, ngân hàng China Banking Corporation. Nhà băng này có giá trị vốn hóa hơn 1.600 triệu USD và cho lợi nhuận khoảng 130 triệu USD mỗi năm.

Là người giàu nhất Philippines và ở độ tuổi 94, Henry Sy – tỷ phú bán giày vừa qua đời vào giữa tháng 1/2019. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho nền kinh tế của đất nước này.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here