Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và những tác động không thể tin nổi tới nền kinh tế thế giới

Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế thế giới

0
2689
Chien tranh thuong mai my trung
Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang bước vào giai đoạn căng thẳng chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Tương lai nền kinh tế thế giới ở thế kỷ 21 đang phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc chiến của hai siêu cường này.

Trước đó, người ta đã nhìn thấy những tín hiệu nồng ấm trong quan hệ hai nước khi vào tháng 11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc. Ông hào hứng khoe với Chủ tịch Tập Cận Bình một đoạn băng ghi lại cảnh cháu gái 6 tuổi Arabella của mình hát và đọc thơ bằng tiếng Quan Thoại. Phu nhân ông Tập – bà Bành Lệ Viện, vỗ tay và nói “Wonderful!” (Tuyệt vời).

Sự kiện này được giới báo chí và ngoại giao bình luận đông đảo. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh phát biểu trước các phóng viên vào ngày 9/11/2017, rằng: “Arabella với tư cách là sứ giả nhỏ tuổi cho quan hệ hữu nghị Mỹ – Trung được người dân Trung Quốc hết sức quý mến. Tôi tin điều này sẽ giúp thu hẹp cảm xúc và khoảng cách giữa người dân Trung Quốc và Mỹ”.

Nhưng đáng tiếc, chưa đầy một năm sau, những kỳ vọng đó vụt tắt. Tình hình chiến tranh thương mại Mỹ Trung chưa biết hồi kết đã leo thang và ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là cuộc chiến tranh lạnh chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Hậu quả của nó đã không chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn kéo sang các lĩnh vực khác.

Chien tranh my trung 1
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung được đánh giá là cuộc chiến tranh lạnh chưa từng có trong lịch sử hiện đại

Chiến tranh thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại (Trade war) là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm: giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập.

Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

  • Cuộc chiến thương mại của 2 cường quốc nổ ra năm 2018

“Phát súng” đầu tiên bùng nổ vào ngày 22/1/2018 khi Mỹ áp thuế tự vệ với hai sản phẩm nhập khẩu là máy giặt và pin mặt trời. Tuy không đích danh ám chỉ sản phẩm của Trung Quốc nhưng Trung Quốc – quốc gia sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới chịu tác động mạnh mẽ từ động thái này. Phía Mỹ còn tuyên bố rằng sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu là một mối lo ngại.

Tháng 2/2018, Bắc Kinh thực hiện điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng lúa miến nhập khẩu từ Mỹ. Và chỉ 1 tháng sau đó, Mỹ liên tiếp có những cú đánh dồn dập nhằm vào Trung Quốc như ký lệnh áp thuế 25% với thép, 10% với nhôm nhập khẩu vào Mỹ từ tất cả quốc gia, bao gồm Trung Quốc; đề xuất các biện pháp thuế quan; khiếu nại việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.

Tháng 5/2018, các cuộc đàm phán thương mại diễn ra ở Bắc Kinh nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào và cũng không có tuyên bố chung. ZTE ngừng các hoạt động chính tại Mỹ và các cuộc đàm phán thương mại được tiếp tục diễn ra ở Washington. Ngày 20/5, sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, hai siêu cường cuối cùng cũng đạt được một thỏa thuận và ban hành tuyên bố chung. Mỹ hoãn thuế quan và Trung Quốc đề nghị tăng cường việc mua hàng hóa của Mỹ.

Chien tranh my trung 2
Hãy cứng rắn với Trung Quốc – Chuck Schumer

Tuy nhiên, ngay sau đó, Mỹ tuyên bố áp thuế quan với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Trump dọa, nếu Trung Quốc trả đũa, Mỹ sẽ nâng giá trị hàng hóa bị áp thuế lên nữa.

Căng thẳng liên tục tiếp diễn trong những tháng sau đó giữa Mỹ – Trung. Dường như không bên nào chịu chùn bước trong cuộc chiến này. Mỹ tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt và Trung Quốc cũng đáp trả không ít.

Nhiều doanh nghiệp của hai nước bị cấm bán hàng tại nước kia, như công ty Mỹ Micron Technology. Trong suốt nửa năm 2018, mặc dù đã có nhiều lần nối lại đàm phán, song cuộc chiến tranh thương mại vẫn không có dấu hiệu khả quan để đình chiến thực sự.

Tháng 8/2018, hai bên tiếp tục xem xét tăng thuế đối với các mặt hàng của đối phương. Cả Trung Quốc và Mỹ đã áp thuế quan lên 50 tỷ USD hàng hóa của nhau.

Mỹ còn không ít lần cáo buộc Trung Quốc can thiệp bầu cử nước này và ông Trump đe dọa tình bạn giữa ông với ông Tập có thể kết thúc.

Ngày 1/12/2018, hai bên đồng ý “đình chiến” cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung trong 90 ngày.

  • Tình hình chiến trang thương mại Mỹ Trung năm 2019

Tuy nhiên, tháng 5/2019, cuộc chiến thương mại có những căng thẳng mới ngay khi các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng giữa hai bên sắp ngã ngũ. Tập Cận Bình đột ngột yêu cầu viết lại phần lớn dự thảo thỏa thuận, trong đó xóa đi các cam kết của nước này về việc thay đổi luật pháp, vốn là mấu chốt để giải quyết các phàn nàn khiến Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại.

Quyết định này đã xoay ngược tình thế, làm bể vỡ hy vọng xây dựng quan hệ tươi sáng hơn giữa hai siêu cường. Động thái của ông Tập khiến Trump giận dữ và quyết định áp thuế 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ngay lập tức, Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng thuế với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

My se thua cuoc chien thuong mai voi trung quoc
Liệu Mỹ có thua trong cuộc chiến với Trung Quốc?

Động thái mới đây nhất là việc Mỹ tung liên tiếp các biện pháp mạnh nhằm hạn chế hoạt động của Huawei – tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc. Mỹ ban hành sắc lệnh hành pháp, trong đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông bị coi là rủi ro với an ninh quốc gia. Theo đó, các thiết bị của Huawei bị cấm sử dụng trong các mạng viễn thông của Mỹ. Huawei còn bị cấm mua công nghệ quan trọng của Mỹ nếu không có sự chấp thuận từ Washington.

Xem thêm: 

Tương lai nào cho Huawei, hãng điện thoại lớn thứ 2 thế giới hiện nay?

Căng thẳng Mỹ – Trung: người Trung Quốc kêu gọi tẩy chay iPhone

Tính đến nay, cuộc chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu ấm lên nào, thậm chí còn leo thang căng thẳng hơn. Điều đó khiến cả doanh nghiệp của Mỹ và Trung Quốc đều phải chịu đựng bầu không khí bất an và nhiều thiệt hại đáng kể.

  • Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đến kinh tế 2 nước

Mọi cuộc chiến tranh đều không đem lại kết quả tốt đẹp nào. Bất kể vì lý do an ninh hay vì mục đích nào khác, chiến tranh thương mại đều có những tác động không nhỏ tới các nước trong cuộc và ngoài cuộc.

Đối đầu giữa 2 cường quốc kinh tế thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng rộng ra toàn cầu. Minh chứng là khi Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh áp thuế trên các mặt hàng Trung Quốc, chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới đã sụt giảm rất mạnh. Kinh tế thế giới đứng trước những nguy cơ điêu đứng và chịu tác động dây chuyền.

Với các doanh nghiệp Mỹ, họ đang phải cắt giảm chi tiêu trong quý I-2019, gây lo lắng về các động lực tăng trưởng kinh tế sẽ dần biến mất.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ dữ liệu của Calcbench, trong quý I-2019, vốn của 356 công ty niêm yết tại S&P 500 chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn hẳn so với con số 20% của năm ngoái.

Về phía Trung Quốc, các nhà kinh tế đã vẽ ra viễn cảnh xấu nhất cho kinh tế nước này khi đứng trước giai đoạn căng thẳng. Không ít nhà đầu tư nước ngoài lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc khiến Bắc Kinh chịu ảnh hưởng nặng nề.  Tăng trưởng của Trung Quốc được các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới dự đoán sẽ chậm lại, chỉ đạt dưới 6%. Đồng Nhân dân tệ đã rớt giá 2,5% trong tháng 5, và là một trong những đồng tiền có diễn biến hiệu suất kém nhất thế giới giai đoạn này.

Với cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung, tác động dây chuyền đã xảy ra đối với nhiều quốc gia khác và nền kinh tế toàn cầu. Theo thông tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự leo thang căng thẳng trong thương mại hai nước này là một yếu tố góp phần làm “suy yếu đáng kể việc phát triển toàn cầu”.

Các quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ hoặc Trung Quốc cũng chịu ảnh hướng lớn. Ngay cả Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, cũng bị ảnh hưởng do Trump áp thuế lên hàng nhập khẩu từ các nước này để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ.

Đến nay chưa có một dấu hiệu tích cực trong cuộc chiến tranh thương mại chưa từng có này. Cả thế giới đang theo dõi động thái của hai bên và các nước, trong đó có Việt Nam cần có đối sách phù hợp để tránh chịu những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung này.

Xem tiếp: 

⇒ Dự đoán xu hướng mạng xã hội đang thịnh hành nhất năm 2019

⇒ Luật mới cho ngành sách: Amazon thách thức ngành sách truyền thống

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here