Biểu tượng ngành công nghiệp ô tô Lee Iacocca đột ngột qua đời

Biểu tượng ngành công nghiệp ô tô Lee Iacocca đột ngột qua đời

0
1662
Ia67
Biểu tượng ngành công nghiệp ô tô Lee Iacocca đột ngột qua đời

Con gái út của biểu tượng ngành công nghiệp ô tô Lee Iacocca xác nhận ông vừa qua đời ở tuổi 94 vào ngày 2/7/2019 vừa qua do biến chứng do bệnh Parkinson tại nhà riêng ở Bel-Air, Los Angeles. Đây là niềm mất mát to lớn cho ngành ô tô cũng như những người yêu mến ông.

Lee Iacocca từng là một trong những giám đốc điều hành kinh doanh cao cấp nhất nước Mỹ, người đã giải cứu Chrysler khỏi tình trạng phá sản vào những năm 1980.

Lido Anthony Iacocca sinh ra ở Allentown, Pennsylvania, vào ngày 15/10/1924, có cha mẹ là người nhập cư Ý. Ngay khi còn là một chàng thiếu niên, Iacocca đã quyết định mình sẽ trở thành giám đốc điều hành của công ty ô tô và tập trung vào việc học theo hướng này.
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông lãnh đạo hai công ty xe hơi lớn của Mỹ là Ford và Chrysler, trở thành một biểu tượng bất hủ trong ngành công nghiệp ô tô.

Ia8

Tiểu sử Lee Iacocca – biểu tượng ngành công nghiệp ô tô

  • Vinh quang và cú sốc đau đớn tại Ford

Iacocca bắt đầu làm việc tại Công ty Ford Motor vào năm 1946 và leo thang nhanh chóng, trở thành một nhân vật đóng vai trò chính trong sự phát triển của Ford.

Năm 1960, ở tuổi 36, ông giữ chức phó chủ tịch và quản lý chung trong bộ phận quan trọng nhất của công ty, Ford Division. Năm 1964, cùng với đội ngũ nhân viên của mình, ông cho ra mắt Ford Mustang. Nhờ kiểu dáng và các tiếp thị tuyệt vời, Iacocca đã giới thiệu thành công một loại xe thể thao mới, lập kỷ lục doanh số trong năm đầu tiên.

Suốt hơn 30 năm cống hiến ở Ford, Iacocca luôn nỗ lực bằng các trái tim và tên tuổi của ông gắn liền với những mẫu xe hơi nổi tiếng của tập đoàn này, như Ford Mustang, Mercury, Lincoln Continental Mark III,…

Ia55

Vào năm 1960, Iacocca được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Tập đoàn xe hơi và xe tải Ford. Vào năm 1970, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Ford. Lúc này Iacocca đang tràn đầy hy vọng sẽ lên được một nấc thang nữa, đứng ở vị trí cao nhất của công ty: Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Nhưng sự thăng tiến chấm dứt khi ông bất ngờ bị Henry Ford Jr. sa thải vào năm 1978. Iacocca viết trong cuốn tự truyện năm 1984: “Khi cuối cùng tôi đến được đỉnh thế giới. Nhưng rồi định mệnh nói với tôi: “Đợi đã. Bây giờ bạn sẽ hiểu cảm giác như thế nào khi bị đuổi khỏi đỉnh Everest!

Đây thực sự là một cú sốc rất lớn với Iacocca nhưng ông vẫn luôn tin còn cánh cửa khác mở ra cho mình…

Ia9

  • Chrysler – nơi vút bay một lần nữa

Lee Iacocca được Chrysler Corp thuê vào năm 1978 và trở thành CEO của công ty vào năm 1979. Đây là một cơ hội cũng là sự thử thách lớn đối với ông. Nhưng cũng nhờ đó, giấc mơ trở thành một trong những lãnh đạo lớn nhất thế giới trong công nghiệp sản xuất xe hơi của Iacocca đã trở thành hiện thực.

Ông được ghi nhận là người đã cứu công ty này khỏi bờ vực phá sản. Chrysler cần các gói cứu trợ để sống sót trở lại trong đầu những năm 1980. Và Iacocca đã kêu gọi Quốc hội ủy quyền cho Bộ Tài chính bảo lãnh 1,5 tỷ đô la cho các khoản vay ngân hàng của công ty này.

Song song với việc củng cố nhân lực, tài chính, cải tiến các thị trường, Iacocca tuyển dụng thêm nhiều các nhân tài, thực hiện các dự án mà Ford đã không cho ông làm.

Ia66

Với việc cho ra đời các sản phẩm cạnh tranh và tiết kiệm nhiên liệu hơn như Dodge Aries và Plymouth Reliant, Chrysler trở nên mạnh mẽ hơn hẳn và bắt đầu kinh doanh có lãi trở lại. Sau 3 năm, công ty đã thu lại tới 900 triệu USD, giành lại thị phần nội địa và Canada.

Iacocca đã dẫn dắt Chrysler đi qua sóng gió. Ông cho rằng chìa khóa thành công của một nhà quản lý, lãnh đạo là khả năng tập trung và sử dụng thời gian khôn ngoan. Ông còn bày tỏ quan điểm phải đưa ra quyết định dứt khoát, mạnh mẽ. Có như vậy mới nhanh chóng nắm bắt thời cơ để thành công. Vào giữa những năm 1980, tờ Reader Digest mô tả ông là “hiện thân sống của giấc mơ Mỹ”.

Ia6

Không chỉ chú tâm vào việc phát triển ô tô, Iacocca còn dành phần lớn thời gian của mình để làm công tác từ thiện, nổi bật là phục hồi Tượng Nữ thần Tự do và Đảo Ellis, cảng nhập cư ở Cảng New York.

Iacocca trở nên nổi tiếng không chỉ với tư cách là chủ tịch và CEO của Chrysler mà còn là người quảng cáo trên truyền hình nhận được nhiều yêu thích.

Có một sự nghiệp nổi tiếng nhưng hôn nhân của ông khá lận đận khi kết hôn ba lần. Người vợ đầu của ông đã qua đời sớm, trong khi 2 cuộc hôn nhân còn lại đều kết thúc bằng việc ly hôn. Iacocca sống ở khu vực Bel Air của Los Angeles trong những năm cuối đời.

>> Xem thêm: Iacocca – Đời kinh doanh, bí mật phía sau thành công

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here