Vì sao nhân viên coi thường sếp? 5 thói quen sau khiến các sếp phải giật mình

5 Thói quen khiến nhân viên coi thường sếp cần bỏ ngay!

0
3853
Nhan vien 1
Vì sao nhân viên coi thường sếp? 5 thói quen sau khiến các sếp phải giật mình

Nhân viên không tích cực, nhân viên làm hời hợt, nhân viên cáu gắt,… có thể đến từ nguyên nhân coi thường sếp.

Theo một nghiên cứu mà Gallup công bố, chỉ có 15% nhân viên tham gia tích cực vào công việc và khoảng 70% làm việc không hết sức mình. Điều đó tạo nên một nét văn hóa xấu cho công ty và còn gây kết quả kinh doanh kém hiệu quả. Nguyên nhân có rất nhiều, có thể vì họ không đam mê công việc, vì họ không trách nhiệm với nhiệm vụ của mình. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có thể vì họ đang coi thường sếp của mình. Vì coi thường nên mới nhởn nhơ, dửng dưng trong công việc. Vậy lý do nào khiến các nhân viên coi thường sếp?

Những lý do phổ biến khiến nhân viên coi thường sếp

Dưới đây là 5 thói quen quản lý phổ biến có thể là nguyên nhân gây ra sự phẫn nộ và bất mãn trong lòng nhân sự.

1. Phản ứng lại sự chỉ trích của nhân viên

Khi một nhân viên phản hồi, tỏ thái độ về một vấn đề nào đó trong công việc hoặc cách quản lý, bất kể nhân viên trình bày phản hồi đó như thế nào – một cách bình tĩnh, giận dữ hay thất vọng – các nhà lãnh đạo cũng cần phải từ tốn và đừng tranh luận về những gì họ đang cảm nhận.

Bạn nên hiểu rằng khi nhân viên có phản hồi và góp ý, đó là việc tốt cho các nhà lãnh đạo. Họ sẽ biết vấn đề nào chưa được và cần chỉnh sửa. Hãy coi tất cả những thông tin phản hồi là việc đáng để lắng nghe.

>> Tư duy doanh nhân, hành động lãnh đạo – Giải đáp bài toán quản lý con người

2. Đánh giá nhân viên khi chưa xem xét đầy đủ

Là một lãnh đạo, bạn luôn bận rộn. Bạn phải để mắt tới tài chính, nghĩ ra các chiến lược đảm bảo doanh số, giữ niềm tin trong khách hàng. Và khi một nhân viên đổ mồ hôi nước mắt vào một dự án, bạn nhanh chóng lướt qua những gì anh ta đã làm, ghi lại một số phản hồi, đánh giá một cách rất hời hợt, sai lệch. Bạn không thực sự nhìn sâu xa vào những gì nhân viên này đưa ra. Đánh giá sai lệch sẽ khiến nhân viên cảm thấy lãng phí thời gian, công sức của họ. Đánh giá hời hợt còn khiến nhân viên nghĩ rằng sếp không sát sao, không nghiêm khắc. Từ đó họ sẽ trở nên sao nhãng công việc, làm cho có, làm đối phó và coi thường sếp vì không đánh giá đúng năng lực của họ.

Nhan vien 2
Đánh giá sai lệch sẽ khiến nhân viên cảm thấy lãng phí thời gian, công sức của họ.

3. Yêu cầu nhân viên cung cấp thông tin cần thiết sau khi họ đã hoàn thành công việc

Có lẽ không có gì khiến nhân viên nản lòng bằng việc sếp yêu cầu họ cung cấp thông tin về dự án, sau khi họ đã dành rất nhiều thời gian và công sức để làm báo cáo. Điều đó chứng tỏ sếp đã chẳng ngó tới báo cáo của họ. Điều đó không chỉ làm tổn thương lòng tin giữa lãnh đạo và nhân viên, mà nhiều nhân sự có thể nghỉ việc vì giận dữ.

>> 6 lưu ý hàng đầu khi muốn xây dựng văn hóa công sở, nguyên tắc cuối ít ai làm được!

4. Nhân viên coi thường sếp bởi phân công công việc không phù hợp

Mỗi người đều có một thế mạnh, chuyên môn khác nhau. Với tư cách nhà quản lý, bạn phải phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn của mỗi người, tránh để họ làm những việc không liên quan khiến họ cảm thấy không yêu thích công việc.

Điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách là một nhà tuyển dụng là đưa nhân viên vào những vị trí phù hợp với khả năng của họ và cho phép họ tự do làm việc theo cách họ muốn làm. Quan trọng là công việc được hoàn thành hay không, hiệu quả ra sao. Đừng quá ép buộc họ vào một khuôn khổ cứng nhắc nào.

Như Steve Jobs từng nói:

Sẽ chẳng có nghĩa gì khi thuê những người thông minh và nói cho họ biết phải làm gì, chúng tôi thuê những người thông minh để họ có thể cho chúng tôi biết phải làm gì. Tôi cho rằng chìa khóa chính là việc tìm được những nhân sự thông minh, những người bạn có thể tin tưởng, và sau đó để họ làm công việc theo cách họ muốn.

5. Đưa ra tầm nhìn mà nhân viên chẳng quan tâm

Bạn có một tầm nhìn nào đó và tất nhiên bạn sẽ nghĩ rằng nó có thể truyền cảm hứng cho mọi người. Đó là những gì giúp bạn tiếp tục phấn đấu, nỗ lực sau một ngày dài vất vả. Nhưng điều tương tự có thể không xảy ra với nhân viên của bạn. Mỗi người có những động lực thúc đẩy khác nhau. Một số người chỉ muốn được tăng lương. Những người khác muốn trau dồi chuyên môn của họ. Bởi vậy, nếu bạn chỉ liên tục nói về tầm nhìn, ước mơ của cá nhân mình, bạn sẽ vô tình làm người khác khó chịu.

Điều đó không có nghĩa rằng việc đặt ra tầm nhìn là vô giá trị. Không phải vậy, trong thực tế, tầm nhìn là rất quan trọng. Nhưng tầm nhìn bạn sử dụng để thúc đẩy đội nhóm nên có sự thống nhất giữa hai bên.

Bạn có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên, khiến họ yêu thích nơi làm việc và tăng năng suất. Bạn cũng có khả năng vô tình khiến nhân viên coi thường sếp của mình ngay từ những việc rất nhỏ nhặt.

Để giúp bản thân hiểu rõ nhân viên hơn và trở thành người lãnh đạo được mọi người yêu quý, Bizbooks Blog khuyên bạn nên đọc ngay cuốn sách Cuốn sách leadership “Dẫn dắt bản thân, đội nhóm và tổ chức vươn xa”Cuốn sách gối đầu giường của các doanh nhân hàng đầu!

Theo Entrepreneur

Xem thêm:

>> 7 lời khuyên duy trì động lực trong doanh nghiệp từ các Ceo lớn!

>> 6 thử thách những người muốn thành công phải vượt qua

>> Làm được 9 thói quen buổi sáng này, thành công sẽ trong tầm tay bạn

Học làm SẾP – 3 bí quyết làm sếp để nhân viên NỂ TRỌNG

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here