Giá trị thương hiệu và những điều doanh nghiệp không nên bỏ qua

Giá trị thương hiệu và những điều doanh nghiệp không nên bỏ qua

0
2153
Gia tri thuong hieu 2
Những phạm trù kiến thức về giá trị thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp mà nói, thương hiệu chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, đóng góp phần lớn cho tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp đó đến với khách hàng một cách nhanh nhất. Vậy nên, giá trị thương hiệu cũng chính là lời cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình

Như các bạn có thể thấy, giá trị thương hiệu đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Bởi chính nó đã giúp cho các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đóng góp được tên tuổi của mình đến với khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Và cũng trong một số những trường hợp đặc biệt thì chính những doanh nghiệp chủ quan trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu đã phải chấp nhận sự thật là nghiệp của mình bị đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ. Việc mà các doanh nghiệp chú trọng đến thương hiệu là một phần, nhưng việc nâng cao và phát triển nó lại là một phạm trù khác nữa. Bởi thế, các nhà phân tích thị trường hiện nay luôn nhắc nhở và cảnh báo đến các doanh nghiệp, doanh nhân mới khởi nghiệp cần dành sự quan tâm đặc biệt đến thương hiệu của mình.

Giá trị thương hiệu là gì?

Nhắc đến khái niệm giá trị thương hiệu cũng có rất nhiều những nhận định từ nhiều người có chuyên môn. Điển hình như theo Brand Value thì giá trị thương hiệu chính là những ý nghĩa về mặt tài chính mà ở đó khách hàng sẵn sàng có thể mua để coi đó như một sản phẩm sở hữu trí tuệ của mình. Đối với mỗi doanh nghiệp thì giá trị thương hiệu mặt khác chính là sự đảm bảo của các dòng thu nhập của các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ.

Gia tri thuong hieu
Giá trị thương hiệu là gì?

Hay theo giáo sư Aaker ở Mỹ cho rằng giá trị thương hiệu lại là một tập hợp những tài sản và khoản nợ được gắn liền trực tiếp với một thương hiệu bất kỳ. Nó có thể thêm hoặc bớt đi từ những giá trị được cung cấp bởi sản phẩm hoặc dịch vụ ở công ty đó đến với khách hàng của mình.

>>> Hệ thống nhận diện thương hiệu của Aaker (BIPM)

Ví dụ về giá trị thương hiệu bạn có thể chú ý đến thương hiệu đồ uống Starbucks – một trong những chuỗi cửa hàng đồ uống lớn ở trong và ngoài nước. Hoạt động nhiều năm liền, Starbucks luôn nỗ lực đem giá trị thương hiệu của mình được đẩy mạnh một cách nhanh nhất. Như đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích nhất: Wifi, nước uống mới, âm nhạc,… Dần Starbucks đã trở thành nơi đến của nhiều nhân viên công sở, nhóm bạn, câu lạc bộ,… Và đến thời điểm hiện tại Starbucks đã đạt đến 44 505 triệu USD về giá trị thương hiệu, lọt vào Top 10 những giá trị thương hiệu đồ uống có giá trị trên toàn cầu.

Cách xác định giá trị thương hiệu chính xác nhất

Để xác định được giá trị thương hiệu bạn cần xác định được bạn đang xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, cho sản phẩm của bạn hay cho chính cá nhân bạn. Đối với mỗi đối tượng, sẽ có những yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu khác nhau.

Để xác định giá trị thương hiệu cho từng loại đối tượng, mời bạn xem chi tiết tại:

Xác định giá trị cho thương hiệu doanh nghiệp

Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả

5 bước để xây dựng thương hiệu sản phẩm bền vững

Những giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu

Gia tri thuong hieu 1
Những giải pháp gia tăng giá trị thương hiệu

Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp và luôn mong muốn thương hiệu của mình phát triển một cách tốt nhất thì những việc làm dưới đây sẽ phần nào giúp bạn thực hiện được mục tiêu đó một cách nhanh nhất.

  • Xây dựng sự khác biệt cho chính thương hiệu của mình

Giá trị của một thương hiệu không được đánh giá trên những thước đo chỉ số nhất định mà nó được tính đến ở sự khác biệt mà doanh nghiệp đó xây dựng. Bởi thế mà theo những nghiên cứu của Millward Browm thì mọi người sẽ có xu hướng mua các thương hiệu mà theo họ nó có ý nghĩa và sự khác biệt nổi trội nhất. Và chính những yếu tố này có thể giúp cho thương hiệu có thể xác định được những yếu tố tiềm năng mà thương hiệu đó có. Việc trả tiền cho thương hiệu của mỗi một doanh nghiệp sẽ gắn bó với một tương lai phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Hơn thế, để có thể tạo ra được một xu hướng cạnh tranh bền vững thì bạn cần biết được những thế mạnh và điểm yếu mà thương hiệu của mình có. Bởi chính những điều khác biệt lại được xây dựng trên cơ sở về sự ràng buộc bởi nhiều tiêu chí khác nhau.

>>> Làm sao để câu chuyện thương hiệu “chạm đến trái tim” khách hàng?

  • Hướng giá trị thương hiệu đến lợi ích của khách hàng

Việc mỗi doanh nghiệp hướng giá trị doanh nghiệp mình về lợi ích của khách hàng cũng chính là việc mà doanh nghiệp đó đang đi đúng hướng phát triển lâu dài. Điển hình như ở thương hiệu Google – một trong những giá trị lớn thứ hai ở trên Thế Giới. Và chính Google đã có sự phát triển chính từ một trong những công cụ tìm kiếm, rồi dần phát triển thêm rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Từ những tin tức tổng hợp đến truyền thông xã hội và thông tin liên lạc trực tuyến.

Bằng một phương thức nào đó mà thương hiệu luôn phục vụ cho người tiêu dùng những lợi ích cần thiết cũng như quan tâm nhất. Nó có khả năng làm giảm đi những yếu tố không tốt, trái chiều không đáng có đối với doanh nghiệp đó.

  • Phát triển mang đến những trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng

Tính theo bảng xếp hạng Top 100 BrandZ 2013 thì hãng Toyota đã vượt được BMV ở mức khá cao (khoảng 12%). Trong khi đó những thương hiệu này đều đã đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ đó chính những doanh nghiệp này đã đem đến xu hướng trải nghiệm thương hiệu cho chính những khách hàng của mình.

Và một ví dụ khác mà người tiêu dùng cảm nhận được sự trải nghiệm đó chính là luôn cảm  nhận được sự “cọ sát” liên tục. Bởi khách hàng hoàn toàn có thể biết đến và trao sự tin tưởng của mình qua những thương hiệu ở trên các trang quảng cáo. TV, mạng xã hội,… Mỗi một lần doanh nghiệp cung cấp thông tin như vậy đã thúc đẩy được sự phát triển của doanh nghiệp mình đến với những xu hướng mới.

Nếu những doanh nghiệp nào hay bất cứ người mới bắt đầu khởi nghiệp mà hiểu được giá trị của thương hiệu thì khả năng thành công không nhỏ. Vậy nên, việc hiểu và cần phát triển giá trị thương hiệu luôn là những vấn đề song song, thiết yếu đối với các doanh nghiệp.

Xem thêm:

>>>7 Cách xây dựng thương hiệu “không tốn một xu” cho doanh nghiệp

>>>3 bước tái xây dựng thương hiệu cá nhân từ chuyên gia tiếp thị toàn cầu

>>>Giá trị thương hiệu và mô hình Brand Equity của Aaker

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here