3 cách để xoa dịu căng thẳng nơi công sở

3 cách để xoa dịu căng thẳng nơi công sở

0
2217
căng thẳng nơi công sở khiến bạn mệt mỏi
căng thẳng nơi công sở khiến bạn mệt mỏi

Những căng thẳng nơi công sở ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hiệu suất công việc của chúng ta. Xong dân công sở thì không thể tránh khỏi những áp lực, căng thẳng từ công việc mang lại.

Căng thẳng nơi công sở là gì?

Một phần ba trong cuộc đời công chức, ta dành cho ngôi nhà chung – công sở. Mỗi ngày ta đều phải hít thở, phải sống cùng và phải yêu cái bầu không khí ở cơ quan. Không biết cái bầu không khí này ô nhiễm đến mức nào nhưng nó đã sản sinh ra một căn bệnh thời đại có tên gọi stress nơi công sở.
Tất nhiên, những môi trường khác cũng có khả năng tạo stress nơi công sở. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các nhà tâm lý vẫn lưu tâm nhiều nhất đến loại stress là sản phẩm của cuộc sống công sở. Stress nơi công sở có nhiều dạng nhưng đa phần là do các virus có tên chung là “áp lực” gây nên. Áp lực trong công việc, áp lực về các mối quan hệ, áp lực về thu nhập, áp lực của lòng tin.

>> 6 lưu ý hàng đầu khi muốn xây dựng văn hóa công sở, nguyên tắc cuối ít ai làm được!

Dưới đây là 3 cách giúp bạn giảm căng thẳng nơi công sở

1. Im lặng là vàng

Đôi khi không khí làm việc trong văn phòng sẽ nóng lên, vài người không giữ được bình tĩnh và nói điều gì đó tệ hại. Thường thì những tình huống căng thẳng xảy ra trong bối cảnh tất cả mọi người đang làm việc chăm chỉ và cố gắng làm hết sức mình. Cách tốt nhất là nhìn sự việc một cách bao dung và bỏ qua cho đồng nghiệp.Tôi cũng từng trải qua chuyện này cách đây vài năm. Nhóm của tôi đang phải đối mặt với deadline đang đến gần. Chúng tôi đã làm việc thêm giờ và cả ngày cuối tuần để hoàn tất dự án.

Khi tới phút cuối, một số vấn đề mới phát sinh và hai đồng nghiệp của tôi bắt đầu phàn nàn, chê bai lẫn nhau. Cả văn phòng rơi vào im lặng một lúc, sau đó tất cả mọi người lặng lẽ quay trở lại với công việc đang làm.

3 mẹo để giảm stress nơi công sở
3 mẹo để giảm stress nơi công sở

Khoảng năm phút sau cả hai bật cười và phần còn lại của nhóm tham gia. Họ đã xin lỗi nhau và tất cả chúng tôi đã trở lại làm việc với một tinh thần vui vẻ.

Nếu bất kỳ ai trong nhóm tham gia ý kiến lúc đó thì tình hình sẽ nhanh chóng leo thang và trở nên nghiêm trọng hơn bản chất thật của nó.

Chỉ là stress nơi công sở do làm việc và không kiểm soát được căng thẳng. Hai người đó thật sự không có ý xấu gì với nhau.

>> 15 bí quyết giúp bạn sinh tồn nơi công sở

2. Đổi đề tài

Trong công việc, nhiều khi tranh luận không chỉ xảy ra giữa hai người, mà là câu chuyện của nhiều người, với nhiều ý kiến khác nhau. Lúc này vai trò của người điều phối, hoặc quản lý cấp trên rất quan trọng.

Trong một cuộc họp cấp quản lý, chúng tôi thảo luận làm sao để phân bổ tiền thưởng hàng năm. Đương nhiên, mỗi nhà quản lý đều vận động sao cho nhóm mình nhận số tiền thưởng cao nhất.

Vì thế, cuộc thảo luận thân mật nhanh chóng trở thành một cuộc đối đầu khó chịu giữa các lãnh đạo xem bộ phận nào có giá trị nhất. Mọi thứ xấu đi khá nhanh, nhưng may mắn thay, một trong những người quản lý đã cố gắng thay đổi chủ đề.

Cô này hướng các trưởng bộ phận đến việc đánh giá những đặc điểm ưu tú nhất của nhân viên nhóm mình và làm sao để các nhóm khác cùng học hỏi. Sau đó, cô liên tục hỏi làm thế nào để công ty hỗ trợ và phát triển những kỹ năng này trong tương lai.

Các nhà quản lý khác không bỏ lỡ cơ hội chứng minh khả năng của bản thân nên chia sẻ rất tích cực. Trong vòng một vài phút, một tình huống cực kỳ căng thẳng đã trở thành một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

Đây không phải là một chiến thuật dễ dàng, nhưng nếu bạn xác định được một vấn đề tích cực có liên quan, hãy nắm ngay cơ hội đó. Bạn sẽ giúp các cuộc thảo luận trở nên hữu ích hơn và ngăn đồng nghiệp nói những điều khiến họ hối tiếc. Đó là nghệ thuật giảm Stress nơi công sở

>> Những nguyên tắc khi đi làm nhất định các bạn trẻ phải nhớ

3. Can thiệp

Đôi khi, mọi người không thể tự mình bình tĩnh trở lại. Lúc này, can thiệp là cần thiết. Tất nhiên việc này cần người thứ ba để hạ nhiệt Stress nơi công sở

Tôi đã không may khi là nguồn gốc của sự căng thẳng. Tôi vừa vào làm ở một công ty được vài tháng. Nhiệm vụ của tôi là thực hiện một số thay đổi trong quy trình làm việc của các bộ phận.

Một bên thứ ba vô tư, quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp cùng có lợi chính xác là những gì chúng ta cần để phá vỡ sự căng thẳng và đưa chúng ta trở lại làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, khi bắt đầu tiến hành những thay đổi đó, tôi gặp phải sự kháng cự của nhóm cũng như người quản lý. Cuối cùng, tôi quyết định nói với một đồng nghiệp suy nghĩ của mình. Ông có quan điểm riêng và chẳng bao lâu chúng tôi đã vướng vào một cuộc tranh luận “nóng”.

May mắn thay, một đồng nghiệp khác đã nhảy vào cuộc tranh luận và giúp điều hòa mọi thứ. Thật kinh ngạc, sự hiện diện của bên thứ ba làm cuộc thảo luận giảm bớt sự căng thẳng.

Hãy nhớ những lời khuyên này để khi trong văn phòng xảy ra căng thẳng, bạn biết làm như thế nào “hạ nhiệt”. Nên đọc mỗi ngày về các mẹo dành cho dân công sở sẽ giúp bạn giải quyết được những căng thẳng nơi công sở.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

>> Vì sao nhân viên coi thường sếp? 5 thói quen sau khiến các sếp phải giật mình

>> 6 thử thách những người muốn thành công phải vượt qua

>> Làm được 9 thói quen buổi sáng này, thành công sẽ trong tầm tay bạn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here